Các cơ chế kháng thuốc trừ sâu

Có một số cách mà các quần thể côn trùng có khả kháng thuốc trừ sâu, và các loài sâu hại có thể biểu hiện nhiều cơ chế kháng trong cùng một lúc.

1) Khángtheo cơ chế chuyển hóa

Côn trùng kháng thuốc có thể giải độc hoặc tiêu diệt các độc tố nhanh hơn so với côn trùng nhạy cảm, hoặc ngăn chặn độc tố tại các vị trí tiếp cận bằng cách liên kết nó (độc tố) với các protein trong cơ thể. Kháng theo cơ chế chuyển hóa là hình thức phổ biến nhất và thường hiện diện khi có sự thay đổi lớn (khi có sự tác động từ bên ngoài). Côn trùng kháng có thể chịu được các mức độ cao hơn (các mức nồng độ thuốc trừ sâu) hoặc có nhiều hình thức kháng enzyme hiệu quả hơn bằng cách phá vỡ các hợp chất thuốc trừ sâu để chúng trở nên không độc hại.

Hình 1. Kháng theo cơ chế chuyển hóa trong tế bào côn trùng

2) Kháng theo cơ chế thay đổi vị trí đích

Vị trí mà các độc tố thường liên kết ở côn trùng bị biến đổi để giảm tác dụng của thuốc trừ sâu.

Hình 2. Kháng theo cơ chế thay đổi vị trí đích

Chitin là một thành phần chính của bộ xương ngoài của côn trùng. Enzyme H là cần thiết cho sản xuất chitin (2A). Để ngăn chặn lột xác, thuốc trừ sâu liên kết với các vị trí đích (2B). Ở một côn trùng kháng, vị trí đích bị thay đổi (2C) và ngăn ngừa thuốc trừ sâu bằng cách liên kết với enzyme.

3) Kháng theo cơ chế hành vi

Côn trùng kháng thuốc có thể tránh được những độc tố bởi sự thay đổi từ hoạt động bình thường của chúng như chỉ cần côn trùng dừng ăn lại hoặc di chuyển ở mặt dưới của lá khi phun. Một số muỗi truyền bệnh sốt rét truyền ở châu Phi phát triển một sở thích hay nghỉ ngơi bên ngoài nhà, điều này giúp chúng tránh tiếp xúc với thuốc trừ sâu phun trên các bức tường nội thất.

Hình 3. Côn trùng trốn dưới lá khi phun thuốc trừ sâu

4) Kháng theo cơ chế xâm nhập

Côn trùng kháng thuốc có thể hấp thụ các chất độc chậm hơn so với côn trùng nhạy cảm. Kháng theo cơ chế xâm nhập xảy ra khi lớp biểu bì bên ngoài của côn trùng phát triển các rào cản mà có thể làm chậm sự hấp thu của các chất hóa học vào cơ thể của chúng. Cơ chế này thường xuyên có mặt ở các loài khác.

CN. Trần Nguyên Hùng Ths. Đoàn Bình Minh

(Lược dịch Insecticide Resistance Mechanismss, http://pesticidestewardship.org/resistance/Insecticide/Pages/Insecticide-Resistance-Mechanisms.aspx)