Hoạt động thực địa khoa Ngoại ký sinh- Sốt xuất huyết (NKS-SXH)

Muỗi Ae.aegypti là véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết chủ yếu ở Việt Nam. Hiện nay để phòng chống dịch bệnh biện pháp chủ yếu vẫn là phun hóa chất. Tuy nhiên, sự tăng sức đề kháng của Ae.aegypti với các hóa chất đang sử dụng là một khó khăn cho công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Để đánh giá tình hình muỗi Ae.aegypti kháng với các hóa chất, khoa Ngoại ký sinh - Sốt xuất huyết Viện sốt rét-KST-CT TP. Hồ Chí Minh thực hiện giám sát một số tỉnh, thành khu vực Nam Bộ-Lâm Đồng và đưa ra định hướng chiến lược sử dụng hóa chất cũng như biện pháp phòng chống véc tơ phù hợp.

Cán bộ khoa NKS-SXH thử sinh học đối với muỗi Ae des aegypti tại huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang

Công tác giám sát phòng chống Sốt xuất huyết

Biểu đồ báo dịch SXH Trung tâm y tế huyện Tân Châu tỉnh An Giang

Thực hiện kế hoạch giám sát hỗ trợ công tác phòng, chống Sốt xuất huyết ngày 5-6/12/2011. Đoàn giám sát Viện Sốt rét - KST- CT TP.Hồ Chí Minh đã tổ chức chuyến công tác tại Trung tâm y tế dự phòng huyện Tân châu.

- Huyện gồm 14 xã và 01 xã điểm Tính đến thời điểm giám sát huyện Tân Châu có 639 ca mắc,88 ca sốc, chết 0.

- Hoạt động thống kê báo cáo của huyện đã duy trì việc ghi nhận phản hồi ca bệnh hằng ngày phục vụ cho công tác xử lý ổ dịch và báo cáo tuần. Xây dựng được biểu đồ báo dịch SXH

- Hoạt động giám sát Côn trùng định kỳ hàng tháng 01 xã có điểm giám sát

- Hoạt động tổ chức chiến dịch diệt LQ và tuần lễ hưởng ứng ngày ASEAN.

PCSXH toàn huyện đã diễn ra các hoạt động truyền thông đại chúng,tổ chức treo băng rôn tại các điểm công cộng và lồng ghép chiến dịch diệt LQ 14/14 xã, vệ sinh môi trường của huyện và kết hợp phun hóa chất tại các xã có nguy cơ. Có 102 ổ dịch được xử lý Theo báo cáo điều tra đánh giá hiệu quả trước sau chiến dịch do huyện xã thực hiện thì hầu hết các điểm thực hiện chiến dịch đều có chỉ số côn trùng giảm mạnh so với trước chiến dịch

Mô hình phòng bệnh SXH tại cộng đồng của trạm Y tế xã Long phú Huyện Tân Châu tỉnh An Giang

Mô hình nuôi cá bảy màu của xã

Thực hiện kế hoạch giám sát hỗ trợ công tác phòng, chống Sốt xuất huyết ngày 5-6/12/2011. Đoàn giám sát Viện Sốt rét - KST- CT TP.Hồ Chí Minh đã tổ chức chuyến công tác tại Trung tâm y tế dự phòng huyện An Phú.

- Huyện gồm 02 thị trấn,12 xã và 02 phường, xã điểm Tính đến thời điểm giám sát huyện Tân Châu có 664 ca mắc, 87 ca sốc, chết 0. Toàn xã có 90 CTV sốt xuất huyết

- Hoạt động xử lý ổ dịch đã xử lý 149 ổ dịch đạt tỷ lệ xử lý 100%

- Chiến dịch diệt lăng quăng thực hiện 07 đợt các điểm thực hiện chiến dịch đều có chỉ số côn trùng giảm mạnh so với trước chiến dịch.

- Thực hiện truyền thông cộng đồng.Có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền trong hoạt động phòng chống SXH.

Cán bộ Viện Sốt rét –KST-CT TP.HCM cùng cán bộ TTYT huyện An Phú điều tra côn trùng SXH

Tại trạm y tế thị trấn An Phú huyện An Phú . Đoàn đã tiến hành điều tra mật độ muỗi DI < 1 và chỉ số lăng quăng BI < 50 đều thấp. Đa số người dân ở xã đều có nhận thức tốt vệ sinh môi trường ,thường xuyên đổ bỏ các vật chứa lăng quăng. Thả cá vào các dụng cụ chứa nước.

Điều tra véc tơ SXH tại thị trấn An Phú huyện An Phú tỉnh An Giang

Định loại và làm tiêu bản

Thực hiện kế hoạch giám sát hỗ trợ công tác phòng, chống Sốt xuất huyết Đoàn giám sát Viện Sốt rét - KST- CT TP.Hồ Chí Minh & TTYT tỉnh Long Xuyên làm việc tại Trung tâm y tế dự phòng TP. Long Xuyên.

-Thành phố Long Xuyên có 13 phường, xã .

- Hoạt động giám sát Côn trùng định kỳ hàng tháng 01 phường

- Chiến dịch diệt lăng quăng thực hiện tiến hành 3 đợt/ năm.

- Tổ chức mô hình nuôi cá 7 màu, thăm hô gia đình,truyền thông rộng rãi cộng đồng.

- Được sự quan tâm ủng hộ của các cấp chính quyền.

Cán bộ Viện Sốt rét - KST-CT TP.HCM phối hợp cùng TTYT tỉnh An Giang

giám sát hoạt động phòng chống SXH tại TTYT TP. Long Xuyên

Một số điểm kiến nghị của đoàn nhằm cải thiện hoạt động phòng chống SXH

- Tiếp tục duy trì và kiện toàn thống kê báo cáo và giám sát ca mắc ghi nhận, phản hồi ca hàng ngày để kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch, tạo điều kiện xử lý sớm, tránh lây lan.

- Công tác xử lý ổ dịch SXH tuân thủ triệt để quy trình điều tra côn trùng trong xử lý ổ dịch. Đánh giá hiệu quả xử lý .

- Duy trì công tác truyền thông cộng đồng .Huy động các cấp các ngành quan tâm đến hoạt động phòng chống SXH.

CN. Trần Thị Kim Hoa