Hội thảo khoa học phòng chống sốt xuất huyết

Chiều ngày 10.6.2013, tại TP. Hồ Chí Minh, kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Australia - Việt Nam, Tổng lãnh sự quán Australia phối hợp cùng với Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Chương trình nghiên cứu loại bỏ Sốt xuất huyết toàn cầu” với sự tham dự của đại biểu các Viện nghiên cứu, Bệnh viện, trường Đại học và các Trung tâm y tế dự phòng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Ông John McAnulty, Tổng lãnh sự Australia tại TP. Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc hội thảo. Phần thuyết trình của Giáo sư Scott O'neill trưởng nhóm nghiên cứu Loại trừ Sốt xuất huyết, nhà khoa học đầu ngành, trưởng khoa khoa học, Đại học Monash, Australia.

Giáo sư Scott O'neill, nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực khoa học sinh học

Sốt xuất huyết được coi là dịch bệnh virus lây truyền qua muỗi nguy hiểm nhất trên thế giới. Bộ Y tế Việt Nam luôn quan tâm đến những nhiệm vụ trọng tâm của chương trình Quốc gia phòng chống sốt xuất huyết. Hiện bệnh có diễn biến phức tạp, trong đó có khu vực tây Thái Bình Dương và Nam Á. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị đặc hiệu hoặc biện pháp kiểm soát hữu hiệu nên sốt xuất huyết vẫn đang có tác động rất lớn đến cộng đồng.

Kết quả nghiên cứu giai đoạn llb về vắc xin toàn cầu gần đây cho thấy, để phát triển được một loại vắc xin hiệu quả, chúng ta vẫn cần nhiều năm nghiên cứu. Nhóm đang nghiên cứu khả năng sử dụng vi khuẩn nội bào di truyền của côn trùng, được gọi là vi khuẩn Wolbachia, như một phương pháp mới để can thiệp vào quá trình truyền bệnh sốt xuất huyết. Đã phát triển nghiên cứu cơ bản Bench đến việc nghiên cứu trong nhà lồng và triển khai thực địa tại Australia và Việt Nam. Mối tổng quan tương tác Wolbachia-Muỗi-tác nhân gây bệnh và việc triển khai của chương trình loại trừ sốt xuất huyết toàn cầu bằng cách thả muỗi mang Wolbachia trong quần thể muỗi tự nhiên như một phương pháp hiệu quả và bền vững trong việc kiểm soát sốt xuất huyết. Vi khuẩn Wolbachia trên muỗi Aedes aegypti truyền bệnh sốt xuất huyết có vai trò như “vắc xin” của muỗi và làm giảm khả năng truyền sốt xuất huyết sang người.

Những thách thức đối với nhóm nghiên cứu là làm thế nào đưa vi khuẩn Wolbachia vào quần thể muỗi hoang dã tại khu vực lan truyền sốt xuất huyết. Nếu thành công, phương pháp kiểm soát bằng vi khuẩn Wolbachia sẽ góp phần đáng kể làm giảm nguy cơ mắc sốt xuất huyết cho khoảng 2,5 tỷ người sống tại các khu vực nói trên.

Hy vọng của nhóm nghiên cứu là cấy vi khuẩn Wolbachia vào quần thể muỗi hoang dã, qua các đợt phát tán một số lượng có kiểm soát muỗi nhiễm Wolbachia sau đó sẽ phối giống với quần thể muỗi trong tự nhiên. Nếu Wolbachia vào quần thể muỗi hoang dã của một khu vực thì điều đó sẽ làm giảm sự lây truyền virus gây sốt xuất huyết giữa người với người. Chương trình nghiên cứu Loại trừ Sốt xuất huyết đang tiến hành điều tra về Wolbachia, một vi khuẩn xuất hiện tự nhiên ở 70% tất cả các loài côn trùng nhưng lại không có trong cơ thể muỗi Ades aegypti truyền bệnh sốt xuất huyết, vi khuẩn này sẽ được sử dụng làm chiến lược khống chế sinh học hiệu quả làm gián đoạn sự lây truyền sốt xuất huyết từ người sang người. Trong nghiên cứu này, đã tiến hành truyền vi khuẩn Wolbachia từ ruồi giấm sang muỗi Ades aegypti, thực hiện điều này để chứng tỏ khi muỗi mang Wolbachia, chúng giảm khả năng lây truyền virus gây bệnh sốt xuất huyết. Nhóm nghiên cứu tin rằng chiến lược dựa vào Wolbachia tiêu biểu cho phương pháp tiếp cận thực tiễn, phù hợp môi trường nhằm khống chế sốt xuất huyết cùng với tiềm năng triển khai rộng khắp với chi phí thấp. Phương pháp này cũng tương thích với các phương pháp kiểm soát hiện có như ứng dụng diệt trừ sâu bọ và có thể kết hợp hiệu quả với một vắc xin sẽ phát triển trong tương lai. Phương pháp Wolbachia còn có tiềm năng được sử dụng cho các bệnh lây truyền do côn trùng khác gây ra. Nhóm đã chứng minh rằng lây nhiễm Wolbachia cho các loài muỗi cũng làm giảm khả năng lây truyền các virus gây bệnh cho người khác như Chikungunya và bệnh sốt vàng cũng như ký sinh trùng sốt rét.

Wolbachia là 1 loại vi khuẩn tồn tại trên khoảng 70% tất cả các loài côn trùng khác nhau quanh chúng ta gồm các loài muỗi đốt người nhưng không có trên phần lớn các loài muỗi truyền bệnh như sốt xuất huyết và sốt rét.

Wolbachia là một loại vi khuẩn chỉ sống trong tế bào của côn trùng và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua trứng côn trùng. Qua nhiều năm các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm kiếm những cách thức sử dụng loài vi khuẩn này để khống chế hữu hiệu các loài muỗi gây bệnh cho con người. Wolbachia pipienits lần đầu tiên được quan sát thấy trong ống dẫn trứng và tinh hoàn của muỗi Culex pipiens vào những năm 1920. Các nghiên cứu trước đây cho thấy đó không phải là tác nhân gây bệnh của các loài động vật có vú mà là vi khuẩn xuất hiện và cộng sinh với các côn trùng. Nghiên cứu của nhóm cho thấy khi đưa vi khuẩn này vào muỗi Aedes aegypti mang virus gây bệnh sốt xuất huyết, Wolbachia đóng vai trò như “vắc xin” cho muỗi nhờ khả năng ngăn chặn lây truyền virus sốt xuất huyết.

Vi khuẩn Wolbachia là an toàn đối với người, động vật và môi trường.

Tiếp sau phần thuyết trình của Giáo sư Scott O'neill chương trình thảo luận với một tinh thần hết sức sôi nổi, khẩn trương và khoa học của các chuyên gia trong lĩnh vực sốt xuất huyết.

CN. Trần Thị Kim Hoa

Sponsor links (Provided by VIEPortal.net - The web cloud services for enterprises)
Thiết kế web, Thiết kế website, Thiết kế website công ty, Dịch vụ thiết kế website, Dịch vụ thiết kế web tối ưu, Giải pháp portal cổng thông tin, Xây dựng website doanh nghiệp, Dịch vụ web bán hàng trực tuyến, Giải pháp thương mại điện tử, Phần mềm dịch vụ web, Phần mềm quản trị tác nghiệp nội bộ công ty,