Đánh giá ngoại kiểm năng lực xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét 5 năm (2016 - 2020) tại khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng

Bệnh sốt rét (SR) vẫn là bệnh lưu hành phổ biến trên thế giới, nhất là ở các quốc gia châu Phi và Đông Nam Á. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê sốt rét 5 năm (2016-2020): so sánh từ năm 2020 và năm 2016 số ca tử vong do sốt rét qua các năm giảm 66,7% (1/3). Số bệnh nhân mắc sốt rét giảm 83,4% (1.733/10.446). Tổng số KSTSR giảm 65,8% (1.422/4.161). Riêng khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng tổng số lam xét nghiệm giảm 31,92% (470.256/690.756), số KSTSR dương tính giảm 86,56% (181/1.347). Số ca P. falciparum giảm 94,6% (44/824), số bệnh nhân sốt rét giảm 88,98% (181/1.642), số ca tử vong giảm 100% (0/1).

Tình hình KSTSR 5 năm( 2016-2020) tại khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng

Thực hiện “Chiến lược quốc gia phòng chống sốt rét và loại trừ sốt rét giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến 2030” đã được thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo quyết định số 1920/QĐ - TTg ngày 27/10/2010, việc tăng cường công tác giám sát chất lượng chẩn đoán điều trị sốt rét ở các tuyến, phát triển và duy trì các điểm kính hiển vi xã, liên xã để phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, đúng phác đồ là rất quan trọng trong giai đoạn loại trừ sốt rét.

Mạng lưới điểm kính hiển vi ở khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng đã triển khai ở tất cả 20 tỉnh, thành phố. Hầu hết các điểm KHV được tổ chức phân bố phù hợp với tình hình sốt rét của địa phương, tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bạc Liêu, Cà Mau,…

Tổng số điểm KHV của khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng là 891 điểm kính, đang hoạt động là 869 điểm kính, không hoạt động là 22 điểm kính. Lý do một số các điểm kính không hoạt động là của các tỉnh đã đạt tiêu chí loại trừ sốt rét, một số cán bộ điểm kính luân chuyển công tác…. Công tác xét nghiệm KSTSR các tỉnh thực hiện tốt việc gửi lam kiểm tra kỹ thuật.

Các tỉnh gửi lam về Viện kiểm tra chất lượng lam sốt rét những kết quả: Năm 2020 so với năm 2016, tỷ lệ gửi lam kiểm tra tăng 49,99% (21.981/14.655), tỷ lệ sai sót chung giảm 62,5% (3/8). So với cùng kỳ năm 2019 tỷ lệ gửi lam kiểm tra tăng 42,93% (21.981/15.379).

Công tác đào tạo, tập huấn tại địa phương được tổ chức hơn 51 lớp tập huấn xét nghiệm về KSTSR. Cán bộ xét nghiệm của Viện Sốt rét - KST- CT TP HCM đã giảng dạy 25 lớp chủ yếu các lớp đào tạo, đào tạo lại xét nghiệm KSTSR cho các tuyến tỉnh, huyện.

WHO đánh giá ngoại kiểm KSTSR hàng năm labo của Viện

Việc thực hiện hoạt động ngoại kiểm được thực hiện nghiêm ngặt, từ khâu đào tạo, chuẩn bị, triển khai, kiểm tra, đanh giá được thực hiện bài bản. Các kỹ thuật viên tham gia chương trình đánh giá ngoại kiểm phải được đào tạo thường xuyên và có kinh nghiệm thực hành xét nghiệm sốt rét bằng phương pháp nhuộm Giemsa và soi kính hiển vi. Có kiến thức, nắm vững về: Chu kỳ ký sinh trùng sốt rét; Kỹ thuật chẩn đoán ký sinh trùng sốt rét bằng phương pháp nhuộm Giemsa và soi bằng kính hiển vi; Xác định mật độ ký sinh trùng sốt rét theo phương pháp WHO khuyến cáo; An toàn sinh học; Sử dụng và bảo quản kính hiển vi; Quy định chương trình kiểm soát và đảm bảo chất lượng. Tổ chức Y tế thế giới định kỳ kiểm tra kỹ thuật làm ngân hàng lam mẫu sốt rét, đánh giá ngoại kiểm chất lượng xét nghiệm KSTSR… và kết quả đánh giá qua 5 năm 2016 - 2020 tổng số Level 1: 05, Level 2: 02 (Chứng chỉ được cấp có hiệu lực trong vòng 3 năm tính từ ngày cấp).

Các tiêu chí đánh giá tối thiểu các kỹ thuật viên tham gia gồm: Soi phát hiện và kết luận với các lam máu dương tính, âm tính; Nhận biết các chủng KSTSR khác nhau; Đếm ký sinh trùng, Các kỹ thuật viên sẽ được phân loại về độ chính xác của việc phát hiện, xác định loài KSTSR và đếm ký sinh trùng (Số lượng ký sinh trùng được chấp nhận nếu nó nằm trong khoảng ± 25% số lượng thực sự).

Lớp đánh giá ngoại kiểm năng lực xét nghiệm KSTSR của WHO tổ chức tại Tp. HCM

Các kỹ thuật viên xét nghiệm KSTSR của Viện sốt rét KST- CT Tp. HCM

Khoa Dịch tễ