Bệnh ngủ châu phi (Trypanosomiasis)

Bệnh trypanosomia châu phi còn được gọi là bệnh ngủ châu Phi (sleeing sickness) là một bệnh ký sinh trùng do véc tơ truyền thuộc nhóm đơn bào trùng roi, giống Trypanosoma. Ký sinh trùng này được lan truyền sang người và động vật khác qua vết đốt của ruồi tsetse (giống Glossina) mang tác nhân này [1].

Hình 1. Hình thể ruồi Glossina spp. [1]

10 Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh: Do hai phức hợp loài Trypanosoma brucei. Loài Trypanosoma brucei gambiense được tìm thấy ở 24 quốc gia ở miền Tây và miền Trung châu Phi. Phức hợp loài này hiện đang chiếm 97% các trường hợp mắc bệnh được báo cáo và gây ra tình trạng mãn tính. Trypanosoma brucei rhodesiense được tìm thấy ở 13 quốc gia ở miền Đông và miền Nam châu Phi. Ngày nay, phức họp loài này chiếm dưới 3% các trường hợp được báo cáo và gây tình trạng cấp tính [1].

2. Phương thức lan truyền:

Lan truyền qua đường máu và vết đốt của ruồi tsetse (giống Glossina)

Hình 2. Chu trình dịch tễ học của bệnh trypanosoma [1]

3. Bệnh học

Phụ thuộc vào loài ký sinh trùng bị nhiễm [1]

  • Trypanosoma brucei gambiense: Một người có thể nhiễm từ nhiều tháng đến nhiều năm mà không hề có triệu chứng nào của bệnh. Khi các hội chứng xuất hiện, bệnh nhân thường có các giai đoạn bệnh tiến triển khi hệ thần kinh trung ương bị tác động, phần lớn bệnh dẫn đến tình trạng mãn tính.
  • Trypanosoma brucei rhodesiense: Dấu hiệu đầu tiên thấy sau vài tháng hoặc vài tuần. Bệnh phát triển nhanh và xâm nhập đến hệ thần kinh trung ương, phần lớn bệnh dẫn đến tình trạng cấp tính.

Biểu hiện ở da: Nốt sần tiến triển tại chỗ ruồi đốt từ vài ngày tới 2 tuần. Nó dần hình thành một nốt sần cứng màu đỏ sậm, rất đau [2]

- Biểu hiện ở máu và bạch huyết: Giai đoạn này thường diễn ra vài tháng khi nhiễm T. b. gambiense, nhưng chỉ trong thời gian vài tuần với T. b. rhodesiense, sốt thất thường, đau đầu, rét run, đau cơ và khớp và sưng phù mặt thoáng qua là các triệu chứng xuất hiện tăng dần. Có thể gặp cả dạng tổn thương da như hồng ban, ban xuất tiết. Tổn thương dạng này dễ nhận thấy nhất ở những bệnh nhân da sáng màu. Hạch sưng to ở tam giác cổ sau là dấu hiệu diển hình của bệnh ngủ do T. b. gambiense [2]

- Biểu hiện ở thần kinh: Thường xuất hiện từ vài tháng đến vài năm sau khởi phát. Ở dạng Rhodesian, bệnh khởi phát rầm rộ hơn, và thâm nhiễm vào hệ thần kinh thường xuất hiện trong vòng vài tuần [2]Người bệnh đau đầu dai dẳng, mất khả năng tập trung, thay đổi hành vi (mệt mỏi tăng dần và thờ ơ), ngủ ngày, run, mất thăng bằng và cuối cùng là hôn mê. Nếu Bệnh nhân không được điều trị sẽ tử vong vì hôn mê do suy kiệt hoặc nhiễm trùng thứ phát [2]

4. Điều trị

Giai đoạn đầu: Pentamidine (T.b. gambiense) và Suramin (T.b. rhodesiense)

Giai đoạn 2: Melarsop;rol (thuốc được dùng cho cả hai thể nhiễm trùng, bệnh lý não) và Eflornithine (Thuốc chỉ có hiệu quả chống lại T.b. gambiense)

5. Phòng bệnh

Ruồi xê xê hay ruồi tsetse (theo danh pháp khoa học gọi là Glossina), loài ruồi xê xê phân bố chủ yếu ở khu vực Châu Phi. Khách du lịch đến các nơi có lưu hành ruồi này nên mặc quần dài và áo dài tay (ruồi tsetse có thể đốt qua quần áo mỏng) với màu sắc trung tính pha lẫn với màu nền xung quanh và nên sử dụng chất chống côn trùng mặc dù hiệu quả không cao.

ThS. Cao Thị Hường

Tài liệu tham khảo:

1. Các loài chân đốt y học ở khu vực Nam bộ - Lâm Đồng

2. https://www.msdmanuals.com/vi/chuyên-gia/bệnh-truyền-nhiễm/ký-sinh-trùng-đơn-bào-ngoài-ruột/ bệnh-do-trypanosoma-châu-phi