Chiến lược phòng chống sốt rét cho phụ nữ mang thai ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương

Sốt rét trong thai kỳ vẫn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều tai biến sản khoa tại các nước có thu nhập thấp và trung bình. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo việc điều trị dự phòng bằng Sulphadoxine-pyrimethamine ở khu vực châu Phi, nơi đang có sự lây truyền ký sinh trùng P. falciparum từ mức trung bình đến cao, đây vẫn là loài ký sinh trùng sốt rét phổ biến nhất trong khu vực. Tuy nhiên, độ nhạy của ký sinh trùng đối với Sulphadoxine-pyrimethamine đã giảm sút, đặc biệt là ở các vùng phía đông châu Phi, nơi đã được thử nghiệm điều trị dự phòng với Dihydroartemisinin- piperaquine.

WHO chưa có chiến lược phòng ngừa tương tự tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi ước tính có hơn 90 triệu phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh sốt rét. Bối cảnh dịch tễ học của khu vực đặt ra nhiều thách thức. Nhiễm P. vivax tái phát do ký sinh trùng sốt rét từ thể ngủ trong gan, trong khi hiện nay Primaquine vẫn là thuốc điều trị duy nhất có hiệu quả nhưng lại chống chỉ định dùng trong thai kỳ. Việc P. falciparum kháng với Sulphadoxine- pyrimethamine đã được phát hiện cách đây 40 năm ở dọc theo biên giới Thái Lan-Campuchia và nhanh chóng lan ra toàn khu vực; cách hai thập kỷ trước khi WHO khuyến nghị sử dụng điều trị dự phòng ở Châu Phi. Tốc độ lan truyền bệnh sốt rét khá phức tạp, hầu hết các vectơ sốt rét ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã thay đổi tập tính, hoạt động vào lúc chiều tối, việc thay đổi này đã làm giảm hiệu quả của công tác tẩm màn bằng hóa chất và phun thuốc tồn lưu trong nhà.

Năm 2012, Indonesia là quốc gia đầu tiên trong khu vực thực hiện chiến lược sàng lọc và điều trị sốt rét trong lần thăm khám thai đầu tiên, kết hợp với quản lý trường hợp bệnh sốt rét sau đó.

Trong tạp chí The Lancet Infectious Diseases, Rukhsana Ahmed và các cộng sự đã báo cáo kết quả nghiên cứu của WHO về điều trị dự phòng tại Đông Nam Á, ở những phụ nữ âm tính với HIV từ đảo Sumba (nơi có sốt rét lưu hành thấp) và miền nam Papua (nơi sốt rét lưu hành vừa) và ở miền đông Indonesia. Những đối tượng được đưa vào nghiên cứu (đang trong thai kỳ từ 16 - 30 tuần tuổi) được sàng lọc một lần với bằng test chẩn đoán nhanh (RDTs) và điều trị bằng Dihydroartemisinin - piperaquine, nếu phát hiện nhiễm ký sinh trùng thụ động trước sinh trong mỗi lần khám thai bằng RDTs được điều trị bằng Dihydroartemisinin-piperaquine hoặc điều trị dự phòng bằng Dihydroartemisinin- piperaquine qua những lần kiểm tra hàng tháng và đánh giá tình trạng nhiễm sốt rét ở thai phụ khi sinh.

Kết quả cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh sốt rét ở Sumba thấp hơn nhiều so với dự kiến, chỉ có duy nhất 01 trường hợp dương tính KST sốt rét trong số 696 người được sàng lọc và điều trị riêng lẽ, sàng lọc và điều trị không liên tục. Sau đó, hội đồng y đức ở Indonesia đã cho dừng thử nghiệm ở Sumba nhưng vẫn cho phép các nhà nghiên cứu tính toán lại cỡ mẫu đối với nghiên cứu ở Papua để đảm bảo kết quả thống kê đủ mạnh. Nhìn chung, phân tích kết quả điều trị cho thấy tỷ lệ mắc bệnh sốt rét ở bà mẹ khi sinh là 20,2% (128/633) trong các cụm sàng lọc và điều trị riêng lẽ so với 11,8% (84/713) trong các cụm sàng lọc và điều trị không liên tục (RR=0,56; 0,40-0,77; p = 0,0005) và 11,6% (61/528) trong cụm điều trị dự phòng (0,59; 0,42-0,83; p = 0,0022). Phân tích điều chỉnh cho thấy điều trị dự phòng có hiệu quả hơn đáng kể trong việc ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng sốt rét so với sàng lọc và điều trị riêng lẽ (RR=0,69; 0,48-1,00; p = 0,050, pđiều chỉnh = 0,0044). Những phát hiện này cho thấy sử dụng Dihydroartemisinin-piperaquine hàng tháng nhằm kiểm soát P. falciparumP.vivax nhiễm mới và tái nhiễm ở P. vivax . Một thử nghiệm lớn hơn về điều trị dự phòng là cần thiết để xác định thực hiện điều trị dự phòng định kỳ hàng tháng đối với Dihydroartemisinin- piperaquine có giúp cho kết quả tốt hơn so với sàng lọc và điều trị riêng lẽ hay không.

Kết quả nghiên cứu từ Sumba cho thấy, có lây truyền bệnh sốt rét qua sàng lọc và điều trị riêng lẽ và điều trị dự phòng đối với Dihydroartemisinin- piperaquine không giúp bảo vệ cao hơn trong việc chống lại sốt rét và nguy cơ xảy ra các tai biến sản khoa. Ngược lại, điều trị dự phòng với pyrimethamine sulphadoxine ở Châu Phi giúp bảo vệ, dự phòng việc sinh con nhẹ cân ở những khu vực có tỷ lệ mắc bệnh sốt rét thấp. Một nghiên cứu điều trị dự phòng ở Châu Phi đã khi sử dụng Sulphadoxine – pyrimethamine không có yếu tố phòng bệnh sốt rét sau thời gian bán thải của thuốc. Phát hiện này có thể được giải thích một phần qua bằng chứng là điều trị dự phòng với Sulphadoxine-pyrimethamine, mặc dù có sự liên quan đến lượng kháng ký sinh trùng, cũng như bảo vệ chống lại tai biến sản khoa ở phụ nữ bị sốt rét và những người bị bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.Dihydroartemisinin-piperaquine cũng như là sàng lọc và điều trị riêng lẽ, sàng lọc và điều trị không liên tục hoặc điều trị dự phòng thì không có khả năng cung cấp sự bảo vệ kép tương tự, mặc dù điều này có thể không quan trọng ở Indonesia vì sự đồng nhiễm ít phổ biến hơn so với ở Châu Phi. Nhưng phụ nữ mang thai ở Papua New Guinea có thể mang gánh nặng nhiễm trùng kép, tương tự như thai phụ ở châu Phi.

Dịch từ bài viết "Devising a strategy for prevention of malaria in pregnant women in the Asia Pacific";

Link: https://www.thelancet.com/journals/laninf/article/PIIS1473-3099(19)30390-1/fulltext?dgcid=raven_jbs_etoc_email

BS. Nguyễn Văn Hoàn