Điểm tin y tế tuần 02 - 2018

VĂN BẢN PHÁP LÝ VÀ CHỈ ĐẠO

1. Từ 1.1.2018 tiêm chủng bắt buộc đối với 10 bệnh truyền nhiễm

Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 38/2017/TT-BYT quy định danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc, có hiệu lực từ 1.1.2018.

Theo thông tư, bệnh truyền nhiễm và vắc xin tiêm bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng, áp dụng cho các trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi, gồm 10 bệnh: viêm gan vi rút B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae thể B, sởi, viêm não Nhật Bản B, rubella.

Trong đó, có 2 vắc xin được chỉ định tiêm bắt buộc cho các bé sơ sinh (viêm gan vi rút B sơ sinh tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và vắc xin lao tiêm 1 lần cho trẻ trong vòng 1 tháng đầu sau sinh).

Theo danh mục tại Thông tư 38, vắc xin tả không còn trong danh mục tiêm chủng bắt buộc với trẻ nhỏ.

TIN Y TẾ NỔI BẬT TRONG TUẦN

1. Dịch bệnh mùa đông - xuân: Nhiều nguy cơ khó lường

Theo báo Sài gòn giải phòng, ngày 5/1/2018, Tong năm 2017, Việt Nam không ghi nhận bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và mới nổi xâm nhập nhưng các dịch bệnh lưu hành lâu nay như: sốt xuất huyết (SXH), sởi, ho gà, bạch hầu, viêm màng não... vẫn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, các dịch bệnh mới nổi như: cúm H7N9, sốt vàng, Mers-Cov... vẫn đang rình rập xâm nhập nước ta, nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Đây là những vấn đề được đặt ra tại hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành về phòng, chống bệnh dịch mùa đông - xuân năm 2018 do Bộ Y tế tổ chức ngày 4/01/2018.

Chống tốt nhưng phòng còn yếu: Đề cập tới tình hình hình dịch bệnh trên người, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết, năm 2017, ngoại trừ dịch SXH bùng phát dữ dội khiến hơn 183.000 người mắc với 30 ca tử vong thì hầu hết các dịch bệnh khác đều giảm, hoặc chỉ tăng nhẹ. Trong đó, cả nước chỉ ghi nhận hơn 430 người mắc sởi (giảm 30%) với 1 ca tử vong; đối với bệnh ho gà có 571 trẻ mắc, với 3 ca tử vong, tăng nhẹ so với năm 2016. Cùng với đó, các bệnh có vaccine tiếp tục được khống chế hiệu quả, giữ vững thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh. Đáng mừng hơn, trong khi dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan quốc tế thì cho đến nay, không ghi nhận bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và mới nổi xâm nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay cả nước đã bắt đầu vào mùa đông-xuân 2018, thời tiết lạnh ẩm, cũng là mùa tập trung đông người, gia tăng đi lại, buôn bán, vận chuyển và tiêu thụ gia cầm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như: cúm gia cầm, ho gà, bạch hầu, sởi, rubella, tiêu chảy và liên cầu heo. Cùng với đó, các bệnh nguy hiểm và mới nổi luôn đang có nguy cơ cao xâm nhập vào Việt Nam như: cúm A (H7N9), sốt vàng, dịch hạch. Đại diện Cục Y tế dự phòng thẳng thắn chỉ rõ, hiện nay việc phòng dịch của chúng ta còn không ít nhưng hạn chế, bất cập. Kinh nghiệm như vụ dịch SXH vừa qua tại Hà Nội, khi dịch bùng phát dữ dội thì UBND TP Hà Nội đã triển khai rất quyết liệt nhiều biện pháp chống dịch để dập dịch, nhưng việc phòng dịch để dịch không bùng phát trước đó lại chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay tỷ lệ tiêm chủng vaccine trong cả nước cũng chưa bao phủ được hơn 95% quy mô xã, phường; chưa quản lý tốt đối tượng tiêm chủng, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, khu vực có di dân biến động lớn... dẫn tới những yếu tố nguy cơ cao để dịch lây nhiễm và bùng phát.

Đẩy mạnh công tác tiêm chủng: Trước tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp và khó lường, chủ trì hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ, thời tiết hiện nay rất thuận lợi cho nhiều loại virus, vi khuẩn phát triển, nếu không thực hiện tốt công tác phòng chống, đặc biệt là tiêm chủng vaccine để ngăn chặn thì dịch bệnh dễ bùng phát. “Tỷ lệ tiêm chủng ở nước ta có nơi đạt tỷ lệ tốt, nhưng cũng có nơi tỷ lệ tiêm vaccine bạch hầu, ho gà, uốn ván và sởi chưa đạt được như mong muốn. Vấn đề tiêm vaccine phải xem lại, nhất là tại các tỉnh miền núi phía Bắc, thậm chí cả thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận. Phải đẩy mạnh công tác tiêm chủng, thực hiện tiêm chủng bắt buộc với 10 loại vaccine cho trẻ...”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ rõ.

2. Ăn thịt lợn sống, một người chết, một người nguy kịch

Thao báo Gia đình, ngày 4/01/2017, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, khoa hiện đang điều trị cho một bệnh nhân nhiễm giun xoắn vì ăn thịt lợn ốm. Trước đó, vào cuối tháng 12/2017, khoa tiếp nhận 2 bệnh nhân là anh P.P.H (33 tuổi) và anh L.L.G (24 tuổi), cùng ở Mù Cả, Mường Tè, Lai Châu. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng gầy, suy kiệt, đau dữ dội các cơ, không thể nuốt được, nói rất khó khăn. Riêng bệnh nhân P.P.H suy hô hấp, thở rất khó khăn vì đau và tim có những lúc loạn nhịp tim.

THÔNG TIN Y TẾ QUỐC TẾ

Ban Biên tập website Viện