Điểm tin y tế tuần 17 - 2018

VĂN BẢN PHÁP LÝ VÀ CHỈ ĐẠO

TIN Y TẾ NỔI BẬT TRONG TUẦN

1. 3,1 triệu USD điều tra toàn diện về bệnh Rickettsia, sốt mò, sốt Q trên toàn quốc

Suckhoedoisong.vn - Sáng 19/4, tại Hà Nội, BV Bệnh Nhiệt đới TW đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghiên cứu điều tra bệnh Rickettsia, sốt mò, sốt Q tại bệnh viện và cộng đồng trên toàn quốc” trong 4 năm (từ 2018 đến 2021).

Dự án với sự tài trợ của Cơ quan giảm thiểu thảm họa quốc phòng Hoa Kỳ (DTRA) thông qua Trung tâm nghiên cứu Y khoa Hải quân Hoa Kỳ (NMRC) trị giá trên 3,1 triệu đô la Mỹ.

Phát biểu khai mạc tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết Việt Nam là đất nước nhiệt đới với nhiều bệnh truyền nhiễm còn lưu hành và đã có một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từng xuất hiện như bệnh SARS, cúm các loại, tả, sốt rét … Bệnh rickettsia khá phổ biến ở nước ta song chưa có một nghiên cứu căn bản về tỷ lệ mắc, tỷ lệ lưu hành, các yếu tố nguy cơ…. để giúp chẩn đoán sớm và nâng cao chất lượng điều trị.

Do đó, việc triển khai Dự án ở 26 tỉnh thành tại 8 vùng sinh thái sẽ giúp có những đánh giá tổng quan và đưa ra những giải pháp hiệu quả giúp phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh và nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật cho đội ngũ y bác sỹ tại các bệnh viện.

Tại Việt Nam đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu đến bệnh sốt mò do vi khuẩn O. tsutsugamushi gây ra tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ và toàn diện về các bệnh khác do Rickettsia gây ra. Hiện chúng ta chưa biết về sự tồn tại, lưu hành, phân bố cũng như vector lây truyền bệnh, bệnh cảnh lâm sàng và biến đổi cận lâm sàng của các loài rickettsia khác ở Việt Nam.

2. Khoảng 6 triệu người Việt Nam mắc bệnh hiếm

Suckhoedoisong.vn - Sáng ngày 20/4 tại Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế và Văn phòng Đại diện Công ty Shire Singapore PTE. LTD. tại Việt Nam (gọi tắt là Shire) đã công bố ký kết Biên Bản Ghi Nhớ hợp tác về “Cải thiện chất lượng chẩn đoán, điều trị và quản lý một số Bệnh hiếm tại Việt Nam” trong giai đoạn 2018-2023.

Chương trình hợp tác này nhằm cải thiện công tác chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh hiếm tại Việt Nam; Hỗ trợ giáo dục chuyên môn về y tế; Hỗ trợ triển khai chính sách quản lý bệnh hiếm và bảo đảm các chính sách về cung ứng thuốc hiếm ở Việt Nam.

Trong giai đoạn đầu, Bộ Y tế và Shire hợp tác để triển khai hướng dẫn chẩn đoán và điều trị trên toàn quốc nhằm cải thiện nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và quản lý hai loại bệnh hiếm phức tạp là Hemophilia (Rối loạn đông máu) và Suy giảm miễn dịch bẩm sinh, đồng thời hỗ trợ xây dựng chính sách về các căn bệnh hiếm tại Việt Nam.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tại Việt Nam có khoảng 100 căn bệnh hiếm được báo cáo trong cộng đồng. Ước tính cứ khoảng 15 người thì có 1 người mắc bệnh hiếm và có khoảng 6 triệu người mắc căn bệnh hiếm ở Việt Nam.

Theo các chuyên gia, Hemophilia và Bệnh Suy giảm Miễn dịch bẩm sinh là các bệnh hiếm phức tạp, đòi hỏi sự truyền thông, giáo dục để tăng cường nhận biết của người dân cũng như các phương pháp tiếp cận để giúp cải thiện hiệu quả điều trị cho người bệnh.

3. Nhiều siêu vi khuẩn kháng kháng sinh được tìm thấy trong chuột

Chuột có thể là loài gặm nhấm gây nên nhiều dịch bệnh nguy hiểm cho người ở nhiều nơi. Gần đây nhất, các nhà nghiên cứu của Đại học Columbia (Mỹ) đã phát hiện ra nhiều loại siêu vi khuẩn kháng thuốc ở chuột.

Theo Fox News ngày 18.4, các nhà nghiên cứu đã xét nghiệm 416 con chuột được bắt ở các tòa nhà ở thành phố New York.

Kết quả xét nghiệm cho thấy những con chuột sống trong nhà là tác nhân gây nên các bệnh về đường ruột và dạ dày vì nhiều loại vi khuẩn như C. diff, E. coli và Salmonella sống trong cơ thể của chuột.

Một nghiên cứu của CDC thực hiện vào năm 2013 cho thấy vi khuẩn C. diff gây nên các dịch tiêu chảy chết người, được nằm trong danh sách các siêu vi khuẩn kháng thuốc đáng sợ nhất ở Mỹ.

Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC), có ít nhất 2 triệu người bị ảnh hưởng bởi các loài siêu vi khuẩn này mỗi năm và 23.000 người trong số này đã tử vong.

TIN TỨC THẾ GIỚI

1. Đề xuất SAGE đã sửa đổi về việc sử dụng vắc xin sốt xuất huyết

WHO đã công bố các khuyến nghị của Nhóm Cố vấn Chiến lược của Chuyên gia về Tiêm chủng (SAGE) về việc sử dụng Dengvaxia® vào ngày 27 tháng 5 năm 2016.

Sau khi công bố thông tin mới về Dengvaxia® của nhà sản xuất Sanofi Pasteur, vào ngày 29/11/2017, Ủy ban Cố vấn Toàn cầu của WHO về An toàn Vắc-xin (GACVS) và Ban Thư ký WHO đã công bố báo cáo tạm thời vào tháng 12 lần lượt là 7/12/2017 và 22 /12/2017. WHO đã khởi xướng một quy trình thu hút các chuyên gia bên ngoài độc lập để xem xét chi tiết dữ liệu và đã triệu tập lại nhóm làm việc SAGE về vắc xin sốt xuất huyết. Quá trình này đã dẫn đến các đề xuất sửa đổi từ SAGE vào ngày 18 tháng 4 năm 2018. Bản báo cáo của WHO về vắc xin sốt xuất huyết đã được cập nhật và sẽ được công bố vào tháng 9 năm 2018.

Thuốc chủng ngừa sốt xuất huyết đầu tiên, CYD-TDV (Dengvaxia®) hiện được cấp phép ở hai mươi quốc gia

Ban Biên tập website Viện