ĐƠN DƯƠNG – MỘT HUYỆN Ở TÂY NGUYÊN CÓ ĐẦY ĐỦ CÁC TIÊU CHÍ LOẠI TRỪ BỆNH SỐT RÉT

Đơn Dương là huyện là huyện nằm ở phía đông nam tỉnh Lâm Đồng, giáp với Đà Lạt, phía Nam cao nguyên Lâm Viên (Lang Biang); độ cao trên 1000m so với mặt nước biển; có tổng diện tích tự nhiên trên 61.000 ha. Khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa miền Tây Nguyên, chia làm hai mùa rõ rệt nhiệt độ ôn hòa, nhiệt độ trung bình là 21 - 22oC. Địa hình gồm 3 dạng chính núi cao, đồi thoải lượn sóng, thung lũng sông suối. Dân tộc đa dạng, gười dân tộc thiểu số Chu ru, K’Ho chiếm đa số, ngoài ra còn có một số lượng lớn người dân di biến động đến sinh sống và làm việc. Địa bàn huyện gồm có 02 thị trấn và 08 xã và 105 thôn bản, dân số toàn huyện khoản 104.000 người và mỗi thôn đều có 01 nhân viên y tế thôn bản hoạt động. Số giường bệnh trên địa bàn huyện tổng số số 120 giường, trong đó bệnh viện đa khoa trung tâm 70 giường, 2 phòng khám đa khoa khu vực 20 giường và 10 trạm y tế xã/Thị trấn có 30 giường (trung bình mỗi trạm 3 - 4 giường). Nhân viên y tế đều đáp ứng tốt với công tác khám, chữa bệnh và triển khai, thực hiện các chương trình phòng chống dịch bệnh trên địa bàn phụ trách. Bệnh tật chủ yếu là sốt rét (trước đây), SXH, tay chân miệng, quai bị, các bệnh do ký sinh trùng và cao huyết áp, đái tháo đường….. Trong những năm qua công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét đã đạt được những thành công lớn, đã giảm số mắc, tử vong do sốt rét đến không còn. Từ năm 2018-2020 tình hình sốt rét trên địa bàn huyện ổn định, năm 2020 so với cùng kỳ năm 2018 số bệnh nhân sốt rét giảm 90,91%, không có bệnh nhân SRAT và tử vong do sốt rét. Đối tượng mắc sốt rét chủ yếu là những người đi rừng tập trung ở một số xã Tu Tra, Đạ Ròn, Ka Đô. Khi phát hiện trường hợp nhiễm KST sốt rét, đội TTDP huyện phối hợp với TYT xã và YTTB tiến hành điều tra các đối tượng nguy cơ nhằm phát hiện ca mắc mới và điều trị kịp thời theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Yếu tố bền vững để phòng chống và loại trừ sốt rét của Huyện Đơn Dương

Đối chiếu với tiêu chí được Bộ Y tế quy định tại Quyết định số 741/QĐ-BYT về việc hướng dẫn giám sát phòng chống chống rét ban hành ngày 02/3/2016 thì huyện Đơn Dương đến năm 2020 đạt huyện loại trừ sốt rét. Công tác giám sát, phát hiện và điều tra ca bệnh chủ động được thực hiện thường xuyên theo quy định và Trung tâm đã chủ động nguồn kinh phí chi trả cho nhân viên y tế trong thực hiện công tác điều tra, giám sát bệnh sốt rét từ tuyến huyện, trạm y tế và YTTB.

Để tiến tới đề nghị công nhận đạt tiêu loại trừ sốt rét trên phạm vi toàn tỉnh vào năm 2025 TTKSBT tỉnh Lâm Đồng cần triển khai hiệu quả các biện pháp giám sát, phát hiện và điều tra ổ bệnh sốt rét theo hướng dẫn của Bộ Y tế được quy định tại Quyết định số 741/QĐ-BYT ban hành ngày 02/3/2016 về việc hướng dẫn giám sát phòng chống chống rét.

Vài nét về tình hình sốt rét và phòng chống sốt rét ở tỉnh Lâm Đồng

Tình hình bệnh sốt rét của tỉnh Lâm Đồng cũng nằm trong bối cảnh chung của toàn quốc trong những năm đầu giải phóng, tình hình dịch bệnh phức tạp do thiếu nguồn lực di biến động dân cư trong và sau chiến tranh. Từ năm (1978-1982) tình hình bệnh sốt rét toàn tỉnh ổn định do thực hiện chiến lược thanh toán sốt rét, kết quả số mắc giảm giảm 2,3 lần, tử vong do sốt rét giảm 3,6 lần so với năm 1976. Dịch bệnh sốt rét trên địa bàn tỉnh trở nên trầm trọng do nhiều nguyên nhân và Lâm Đồng là một trong những địa phương có số ca mắc, tử vong do sốt rét cao nhất trong cả nước trong những năm 1990. Tuy nhiên, sau 8 năm phòng chống sốt rét (1992-2000), Chương trình phòng chống sốt rét của tỉnh đã đạt được những thành quả đáng khích lệ.

Diễn biến tình hình mắc sốt rét tại Lâm Đồng qua các năm từ năm 1976 - 2000

Thực hiện chiến lược phòng chống và loại trừ sốt rét

Trước tình tình sốt rét giảm dần qua các năm trên toàn quốc, năm 2011 Thủ tướng Chính chủ ban hành Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 27/11/2011 về việc Phê duyệt Chiến lược phòng chống và loại trừ sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 và Bộ Y tế ban hành kế hoạch hành động phòng chống bệnh sốt rét giai đoạn 2015-2020 tại Quyết định số 4717/QĐ-BYT ngày ngày 11/11/2014 và Lâm Đồng là một trọng những địa phương ở khu vực đã đăng ký loại trừ sốt rét vào năm 2025.

Trong những năm qua với sự đầu tư của Nhà nước và sự nổ lực của cả hệ thống y tế của tỉnh nói chung và cán bộ làm công tác phòng chống sốt rét nói riêng đạt được những thành công nhất định trong công tác phòng chống và loại trừ sốt rét. Trong 3 năm trở lại đây từ năm 2018-2020 bệnh sốt rét trên địa bàn tỉnh ổn định, đến năm 2020 so với cùng kỳ năm 2018 BNSR giảm 75,69%, KST sốt rét giảm 74,86%, ký sinh trùng sốt rét nội địa giảm 05 ca (1/6) và không có bệnh nhân SRAT, tử vong do sốt rét.

Tình hình bệnh sốt rét tỉnh Lâm Đồng từ 2018-2020

Chỉ số

2018

2019

2020

So sánh 2018/2020

Tăng (%)

Giảm (%)

Tổng số lam xét nghiệm

132.006

120.303

120.678

8,85

Tổng số bệnh nhân sốt rét

181

188

44

75,69

Tổng số KST (+)

175

188

44

74,86

Tổng số P. falciparum

29

83

17

41,38

Tỷ lệ P. falciparum/KST (+)

16,57

44,15

38,64

133,19

Ký sinh trùng nộxxi địa

6

0

1

5

Tổng số lượt người điều trị

219

298

44

79,91

Trong Quý 1 năm 2021 trên địa bàn tỉnh có tổng số 05 KSTSR chủ yếu nhiễm KSTSR số rét ngoại lai và có 01 KSTSR nội địa. Đối tượng nhiễm KSTSR chủ yếu là nhóm dân di biến động, đi rừng lấy gỗ, ngủ rẫy, khách du lịch, nhóm lao động thuê ở Ninh Thuận, Bình Thuận, … khi mắc bệnh quay về địa phương điều trị.

Khoa Dịch tễ