Liên Hợp Quốc cảnh báo: Cần nghiêm túc nhìn nhận lại nguyên nhân gây đại dịch

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc trên thế giới:

  • Có 75% các bệnh truyền nhiễm mới nổi là bệnh được lan truyền từ động vật sang qua người (Zoonotic).
  • 60% các bệnh truyền nhiễm đã được xác định trước đây cũng được lan truyền từ động vật sang người.
  • Thế giới đã tiêu tốn 100 tỷ đô la do các bệnh lan truyền từ động vật sang người trong hai thập kỷ qua (chưa bao gồm đại dịch COVID-19).

Đại dịch COVID-19 đã làm hơn nửa triệu người chết, gần 12 triệu ca mắc mới (đây chỉ là những con số đã được xác nhận). Cộng thêm khoảng 9 nghìn tỷ đô la đã được chính phủ các nước bơm ra để giúp kích thích cho các nền kinh tế trên thế giới.

Tất cả xảy ra chỉ trong hơn 6 tháng kể từ khi xuất hiện coronavirus
(COVID-19). Trong khi đó, nhiều ca mắc mới vẫn đang được phát hiện và ở một số nơi vẫn đang có dấu hiệu tăng mạnh.

Description:Hàng ngày xác nhận COVID-19 mới chết

Biểu đồ cập nhật hàng ngày số ca tử vong mới do COVID-19

Bất chấp những nỗ lực to lớn trên toàn thế giới trong việc giải quyết những thiệt hại của đại dịch coronavirus thì phần lớn những nguyên nhân chính gây ra đại dịch này không được quan tâm đến, theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP).

Trong một báo cáo mới đây cho biết: “Ngăn chặn đại dịch tiếp theo: Bệnh từ động vật sang người và cách phá vỡ các mắt xích của chuỗi lan truyền, UNEP đã kêu gọi về “một chiến lược y tế” nhằm cân bằng lại môi trường sinh sống hài hòa giữa con người, trái đất và các loài động vật.

Báo cáo này đã mô tả rất nhiều hoạt động của con người trong những năm gần đây đã góp phần đặt mầm mống xuất hiện đại dịch này. Trong đó, tình trạng đô thị hóa ngày càng gia tăng, sự mở rộng nhanh chóng của các thành phố và phát triển ồ ạt trong lĩnh vực công- nông nghiệp là một trong những nguyên nhân chính gây ra mầm mống của đại dịch. Chính các hoạt động này đã gây ra tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu chưa từng thấy, phá vỡ đa dạng sinh học và làm thay đổi môi trường sống tự nhiên.

Báo cáo này cũng đưa ra cảnh báo: trong tương lai các dịch bệnh khác cũng sẽ bùng phát, nếu chính phủ các nước không thực hiện các biện pháp tích cực và quyết liệt hơn nữa để ngăn chặn các bệnh lan truyền từ động vật sang người. .

Bài học từ quá khứ

Bệnh Zoonotic được hiểu là những bệnh được lan truyền từ động vật sang người. Trong đó: chuột, dơi, khỉ, vượn và một số gia súc là một trong số những loài động vật phổ biến, chúng mang nhiều tác nhân gây bệnh có khả năng lan truyền sang con người. Một số đại dịch đã đã được xác định như: Ebola, HIV, SARS, MERS, Zika và coronavirus mới.

Theo Inger Andersen, Giám đốc điều hành của UNEP: “Điều chắc chắn là nếu chúng ta tiếp tục săn bắn, tiêu thụ động vật hoang dã và phá hủy hệ sinh thái của chúng ta thì chúng ta có thể sẽ sớm thấy một loạt các dịch bệnh có xu hướng lan truyền từ động vật sang người trong những năm tới”, bà cho biết thêm “Chúng ta đã thấy trong thời gian vừa qua, đại dịch COVID-19 đã và đang tàn phá cuộc sống, nền kinh tế của chúng ta như thế nào? Trong đó người nghèo là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Để ngăn chặn sự bùng phát các đại dịch mới trong tương lai, chúng ta phải cần thiết quan tâm nhiều hơn trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên của chúng ta”.

Cách tiếp cận “One Health”

Khoảng 2 triệu người chết mỗi năm vì các bệnh dịch lan truyền từ động vật. Số liệu thống kê cuối cùng về số người tử vong do COVID-19 mới chỉ là ước đoán sơ bộ, nhưng có khả năng năm 2020 sẽ ghi nhận con số người tử vong do COVID-19 cao hơn mức trung bình.

Hầu hết những ca tử vong này xảy ra ở các nước nghèo, kém phát triển, theo UNEP. Ước tính có hơn 100 tỷ đô la đã chi cho các hoạt động phát triển kinh tế trong hai thập kỷ qua do các bệnh lan truyền từ động vật sang người.

Tử vong xảy ra do bệnh dịch ở các nước thu nhập thấp và trung bình ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng dân số đã gây ra nhiều thiệt hại và gián tiếp gây ra tình trạng thất nghiệp. Những nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ có thể mất đàn gia súc có giá trị kinh tế và thấy mình luôn bị luẩn quẩn trong vòng nghèo đói.

“Chúng tôi cần quan tâm đầu tư vào việc chấm dứt khai thác quá mức các loại động vật hoang dã và các tài nguyên thiên nhiên khác, cần phải canh tác bền vững, đảo ngược suy thoái đất đai và bảo vệ sức khỏe hệ sinh thái”. Theo Andersen. “Một phần của quá trình này là việc áp dụng khẩn cấp các chính sách và chuyên môn về sức khỏe môi trường, động vật và con người – thông qua sáng kiến về cách tiếp cận “​​One Health”.

Sáng kiến “One Health” của UNEP đã đưa ra một loạt các khuyến nghị giúp hướng dẫn việc thực hiện để ngăn chặn sự bùng phát các đại dịch trong tương lai, bao gồm:

  • Tiến hành nghiên cứu thêm về các bệnh lan truyền từ động vật sang người.
  • Phân tích lợi ích về chi phí của các biện pháp can thiệp vào môi trường để phát triển xã hội so với chi phí mà dịch bệnh gây ra..
  • Nâng cao nhận thức về bệnh lan truyền từ động vật sang người
  • Tăng cường giám sát và thực thi điều lệ.
  • Nên cải tạo và quản lý đất đai bền vững từ đó thúc đẩy đa dạng sinh học.

Nguồn: https://www.weforum.org/agenda/2020/07/it-s-time-to-get-serious-about-the-causes-of-pandemics-un report?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=31

BS. Nguyễn Văn Hoàn

Sponsor links (Provided by VIEPortal.net - The web cloud services for enterprises)
Thiết kế web, Thiết kế website, Thiết kế website công ty, Dịch vụ thiết kế website, Dịch vụ thiết kế web tối ưu, Giải pháp portal cổng thông tin, Xây dựng website doanh nghiệp, Dịch vụ web bán hàng trực tuyến, Giải pháp thương mại điện tử, Phần mềm dịch vụ web, Phần mềm quản trị tác nghiệp nội bộ công ty,