Vắc xin sốt rét từ năm 2000: tiến độ, mức độ ưu tiên và sản phẩm

Sự phức tạp của ký sinh đã gây trở ngại cho quá trình nghiên cứu và phát triển vắc-xin sốt rét trong nhiều thập kỷ qua. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đặt ra mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2040 với mô hình cơ bản vẫn là phòng chống véc tơ kết hợp với sử dụng các vắc-xin. Việc phát triển vắc-xin sốt rét bước sang một kỷ nguyên mới khi vắc-xin sốt rét Plasmodium falciparum RTS, S được Cơ quan Dược phẩm Châu Âu xem xét phê duyệt và đưa vào các chương trình triển khai thí điểm tại các quốc gia Malawi, Ghana và Kenya. Thử nghiệm thành công vaccine RTS, S/AS01 được xem như bước đột phá của nền y học trong phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét.

Trong 20 năm qua, tỷ lệ thử nghiệm vắc xin sốt rét mới đã đăng ký tại ClinicalTrials.gov, một địa điểm chính để đăng ký các thử nghiệm lâm sàng từ năm 2000 (https://clinicaltrials.gov/ct2/aboutsite/history), vẫn ổn định ở mức khoảng 10 thử nghiệm mỗi năm (Bảng 1).

Hiện tại, có hơn 20 thử nghiệm vắc xin sốt rét đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và tiền lâm sàng. Trong đó, vaccine RTS, S/AS01 đã chứng minh được hiệu quả ở pha thứ 3.

Vaccine sốt rét RTS, S/AS01

Vắc-xin duy nhất được phê duyệt vào năm 2015 là RTS, S và được biết đến với tên thương mại Mosquirix. RTS, S được phát triển bởi PATH Malaria Vaccine Initiative (MVI) và GlaxoSmithKline (GSK) với sự tài trợ của Quỹ Bill và Melinda Gates, đây là vắc-xin tái tổ hợp được phát triển gần đây nhất. RTS, S/AS01 bao gồm protein P. falciparum cyclsporozoite (CSP) từ giai đoạn tiền hồng cầu. Kháng nguyên CSP tạo ra các kháng thể có khả năng ngăn chặn sự xâm lấn của tế bào gan và tạo ra phản ứng của tế bào nhằm phá hủy tế bào gan bị nhiễm bệnh. RTS, S hợp nhất protein với kháng nguyên bề mặt tế bào viêm gan B, do đó giúp mang lại hiệu quả cho vắc-xin. Thử nghiệm giai đoạn 3 của vắc-xin RTS, S/AS01 được thực hiện trong 5 năm (2009 đến 2014) trên khoảng 15.000 trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh ở 7 quốc gia vùng hạ Sahara thuộc Châu Phi (Burkina Faso, Gabon, Ghana, Kenya, Malawi, Mozambique và Tanzania). Vắc xin sốt rét RTS, S / AS01E (MosquirixTM) đã được Hội đồng Y khoa Châu  (EMA) phê duyệt của vào năm 2015.

Vaccine Sporozoite (PfSPZ)

Vaccine Sporozoite (PfSPZ) là vắc-xin tiếp theo có những kết quả thử nghiệm đầy hứa hẹn. PfSPZ được sản xuất từ thoa trùng (ký sinh trùng sốt rét ở dạng lây nhiễm). Các thoa trùng này được làm suy yếu bằng phương pháp bức xạ và sốc nhiệt. Vắc-xin PfSPZ cho thấy khả năng chống lại ký sinh trùng sốt rét lên đến 100%. Các thử nghiệm gần đây cho thấy vắc-xin PfSPZ an toàn, dung nạp tốt trên các đối tượng tham gia thử nghiệm và chưa thấy có tác dụng phụ nghiêm trọng. Ngoài ra, Vaccine PfSPZ có thể sử dụng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Các thử nghiệm lâm sàng của vắc-xin PfSPZ hiện đang được thực hiện tại các khu vực Mali, Gabon, Tanzania và Equatorial Guinea.

Vaccines vivax _ PEV (PfCSP) và TBV (Pfs25).

Vắc-xin vivax đang được nghiên cứu phát triển là PEV (PfCSP) và TBV (Pfs25). Khi sử dụng công thức tá dược của Alhydrogel® để sản xuất thử nghiệm Pvs25 thì kết quả cho thấy Pvs25 có khả năng dung nạp tốt và làm giảm lan truyền ký sinh trùng sốt rét, mặc dù kết quả vẫn còn chưa rõ ràng lắm.

Dựa trên tiến triển của các thử nghiệm lâm sàng thì P. vivax Pvs230D1-EPA hiện đang được được nghiên cứu sản xuất và dự đoán có thể triển khai thử nghiệm vào năm 2021.

Bối cảnh về vắc xin sốt rét vào năm 2020 rất khác so với vào năm 2000. Sản phẩm vắc-xin tiền hồng cầu (PEV) RTS, S / AS01E đã được chứng minh an toàn và hiệu quả trong giảm sốt rét lâm sàng ở trẻ em châu Phi. Các vắc xin sốt rét khác vẫn đang được nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là: làm thế nào để vắc - xin sốt rét thực sự có hiệu quả và mang lại lợi ích cho người dân đang sống trong các vùng sốt rét lưu hành.

Tổng hợp và dịch: ThS.DS. Huỳnh Kha Thảo Hiền

Tài liệu tham khảo:

1 . https://medicalxpress.com/news/2019-01-vaccine-fresh-malaria.html.

2. Patrick E. Duffy and J. Patrick Gorres. Malaria vaccines since 2000: progress, priorities, products. Vaccines (2020) 5:48 ; https://doi.org/10.1038/s41541-020-0196-3