WHO tuyên bố cuộc họp đầu tiên của Ủy ban về tình trạng khẩn cấp theo Điều lệ Y tế Quốc tế (2005) về vi rút Zika và các rối loạn thần kinh và dị tật ở trẻ sơ sinh

Cuộc họp đầu tiên của Ủy ban khẩn cấp (EC) được Tổng giám đốc WHO triệu tập theo Điều lệ Y tế Quốc tế (2005) (IHR 2005) liên quan đến các ca bệnh đầu nhỏ và các rối loạn thần kinh khác ở một số khu vực bị ảnh hưởng bởi vi rút Zika đã được tổ chức qua điện thoại (teleconference) vào ngày 01/02/2016, từ 13:10 – 16:55 giờ Trung Âu.

Ban thư ký WHO đã thông báo cho Uỷ ban về các hội chứng đầu nhỏ và Hội chứng Guillain-Barré một số trường hợp có hội chứng này có liên quan đến các ca bệnh do vi rút Zika truyền. Ủy ban đã cung cấp số liệu bổ sung để hiểu chính xác hơn về lịch sử vi rút Zika, sự lan truyền, biểu hiện lâm sàng và dịch tễ học của bệnh này.

Các quốc gia thành viên (Brazil, Pháp, Hoa Kỳ, và El Salvador) đã cung cấp thông tin về mối liên hệ mật thiết giữa hội chứng đầu nhỏ hoặc rối loạn thần kinh và bệnh vi rút Zika.

Ủy ban này đã thông báo rằng các trường hợp đầu nhỏ và các rối loạn thần kinh khác được báo cáo tại Brazil, sau đó các trường hợp tương tự ở Polynesia thuộc Pháp vào năm 2014, tạo thành một tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế quan tâm (Public Health Emergency of International Concern - PHEIC).

Ủy ban này đã đưa ra những khuyến cáo sau đây để Tổng giám đốc WHO xem xét ban bố:

Đầu nhỏ các rối loạn thần kinh khác:

Giám sát bệnh đầu nhỏ và Hội chứng Guillain-Barré nên được chuẩn hóa và nâng cao, đặc biệt là ở các vùng có lan truyền vi rút Zika và vùng có nguy cơ lan truyền vi rút này.

Nghiên cứu căn nguyên của hội chứng đầu nhỏ và rối loạn thần kinh nên được tăng cường để xác định xem liệu có phải do vi rút Zika gây ra hoặc các yếu tố khác hoặc do các yếu tố khác kết hợp với vi rút Zika gây ra.

Khi những hội chứng này đã xuất hiện tại khu vực mới bị nhiễm vi rút Zika thì phải tuân thủ theo qui định thực hành y tế tốt và nếu không tuân thủ thì phải giải thích cho những trường hợp của hội chứng này, Ủy ban nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp phòng chống tích cực để giảm thiểu lây nhiễm vi rút Zika, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Biện pháp phòng ngừa đã được Ủy ban đưa ra:

Sự lan truyền vi rút Zika:

Tăng cường giám sát các trường hợp nhiễm vi rút Zika bằng cách phổ biến cụ thể về tiêu chí ca bệnh và chẩn đoán cho các khu vực có nguy cơ.

Cần ưu tiên phát triển các biện pháp chẩn đoán sớm cho trường hợp nhiễm vi rút Zika để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát và phòng chống.

Tăng cường truyền thông nguy cơ ở các nước có lan truyền vi rút Zika để giải quyết mối quan tâm của người dân, tăng cường sự tham gia của cộng đồng, cải thiện báo cáo, và đảm bảo các biện pháp kiểm soát véc tơ, bảo hộ cá nhân

Các biện pháp kiểm soát véc tơ và các bảo hộ cá nhân thích hợp cần được thúc đẩy và thực hiện mạnh mẽ để giảm nguy cơ phơi nhiễm với vi rút Zika.

Cần chú ý để đảm bảo phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ, đặc biệt là phụ nữ mang thai có những thông tin cần thiết và dụng cụ bảo hộ để giảm nguy cơ phơi nhiễm.

Phụ nữ mang thai bị phơi nhiễm với vi rút Zika nên được tư vấn và theo dõi cho đến khi sinh, tốt nhất là dựa trên các thông tin sẵn có, các quy định và chính sách quốc gia.

Các biện pháp dài hạn

Tăng cường nghiên cứu và phát triển những biện pháp hỗ trợ phù hợp như sản xuất vắc xin, chẩn đoán và điều trị.

Các cơ sở y tế ở những khu vực có lan truyền vi rút Zika nên tập trung vào các biểu hiện lâm sàng của các hội chứng thần kinh hoặc dị tật bẩm sinh.

Các biện pháp về du lịch

Hạn chế về du lịch hoặc thương mại với các nước, khu vực hoặc vùng lãnh thổ có lan truyền vi rút Zika.

Du khách đến các vùng có lan truyền vi rút Zika nên cập nhật các thông tin về nguy cơ mắc và các biện pháp phòng chống để giảm khả năng phơi nhiễm do muỗi đốt.

Những khuyến cáo của WHO về khu vực cách ly trên máy bay và sân bay phải được thực hiện đầy đủ.

Chia sẻ dữ liệu

Chính phủ các quốc gia phải đảm bảo báo cáo nhanh, kịp thời và chia sẻ thông tin y tế quan trọng có liên quan cho PHEIC.

Lâm sàng, vi rút học và số liệu dịch tễ học liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ bệnh đầu nhỏ hoặc hội chứng Guillain-Barré và sự lan truyền vi rút Zika, cần chia sẻ nhanh chóng thông tin với WHO để tạo điều kiện cả thế giới biết những sự kiện này, qua đó hướng dẫn hỗ trợ toàn cầu cho những nỗ lực phòng chống và ưu tiên nghiên cứu sâu hơn.

Dựa trên khuyến cáo này Tổng giám đốc WHO tuyên bố “Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế quan tâm” vào ngày 01/02/2016 và ban hành 3 khuyến nghị tạm thời theo Điều lệ Y tế quốc tế (2005).

PGS. TS. Lê Thành Đồng

ThS. Đoàn Bình Minh

(Lược dịch: http://www.who.int/mediacentre/news/statements/2016/1st-emergency-committee-zika/en/)