Trao đổi về một số phương pháp dạy học

Phần 1: Đặt vấn đề

Để thay đổi thói quen - tư duy dạy học chỉ dựa vào nội dung (content based), nghĩa là có bao nhiêu nội dung thì chúng ta chỉ nói về bấy nhiêu nội dung và dạy học chỉ theo một chiều - nói gì nghe thế mà không có sự tương tác hay phản hồi của người học.

Từ những nhận định trên, bản thân tôi đặt mình là người học và người dạy đã rút ra những quan điểm như sau: 1) Ở góc độ người học, khi thấy giáo viên dạy học không kích thích sự hưng phấn hay sự phám phá cũng như tìm tòi dễ gây nên sự nhàm chán và mang tính đối phó. 2) Và hơn ai hết, chính chúng ta, những người thầy, người cô phải tự đặt mình là người học và tự đặt những câu hỏi cho chính mình dạy học như vậy học sinh đã thu nhận được những gì?. Kích thích - hưng phấn học tập của học sinh chưa? Phát triển tư duy sáng tạo của học sinh như thế nào?. Có mang hiệu quả gì không? ….Phương pháp dạy học như vậy có phù hợp với đối tượng người học chưa?. Tạo môi trường học tập tốt để cho người học phát huy khả năng học hỏi của người học không?. Đã xây dựng và kiến tạo gì cho người học...v.v. Có thể nói xây dựng bản chất các hoạt động dạy học thành “kịch bản sư phạm” là không phải dễ dàng gì à Vấn đề chỉ đề cập giờ học lý thuyết mang tính chất hàn lâm - học thuật, còn dạy học thực hành - thực tế tay nghề (trong mối quan hệ tương tác: Giữa người dạy với người học, giữa người học với nhau như thế nào?. Ở đây người dạy là trọng tài, điều hướng, hướng dẫn thực hành tay nghề là chủ thể tác động đến ý thức, tay nghề, khả năng học hỏi của người học và kết quả có sự đồng thuận giữa người dạy và người học ra sao?. Môi trường học tập tốt, có thể phát huy khả năng học tập tối ưu, không chỉ về kiến thức, tay nghề mà còn đạo đức nghề nghiệp?). Quan trọng nhất là chúng ta dạy người học như thế nào để người học sau khi ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu xã hội cần?

Để giúp cho các hoạt động học diễn ra theo đúng quy trình và hiệu quả học tập trong đó vai trò điều hướng của giáo viên là rất quan trọng, giáo viên cũng phải tuân thủ theo các chiến lược dạy học.

Phần 2: Giải quyết vấn đề

2.1. Giới thiệu mô hình thông thạo

Mô hình thông thạo do John B.Carroll (1971) đề ra và có 5 pha hoạt động:

- Định hướng (ôn lại kiến thức cũ, xác định mục tiêu)

- Trình bày (giải thích khái niệm mới, kiểm tra hiểu biết)

- Hướng dẫn thực hành (làm mẫu, làm thử, cung cấp phản hồi đúng)

- Thực hành (thực hành độc lập, phản hồi)

- Đánh giá (đảm bảo thông thạo và chuyển sang mức kế tiếp)[1].

Những đặc điểm rút ra từ mô hình thông thạo:

(1) Trình tự thực hành theo cấu trúc tuần tự, đảm bảo đủ thời gian để mọi học viên thực hiện kỹ năng thành thạo.

(2) Mô hình có 5 pha học tập, được chia thành 2 phần: phần hướng dẫn (3 pha đầu) và phần thực hành (2 pha cuối).

a. Phần hướng dẫn giúp cho học viên xác định được mục tiêu, kiến thức liên quan (cô đọng) và các quy trình thực hiện cụ thể: làm như thế nào, bằng công cụ gì, làm tốt đến mức nào?

b. Phần thực hành độc lập: Trong quá trình học viên rèn luyện thực hành có sự hỗ trợ, sửa lỗi và đánh giá của giảng viên. Và giảng viên sẽ xem xét mức độ thông thạo của học viên như thế nào mới cho phép chuyển sang bước khác.

(3) Trong phần hướng dẫn (gồm 3 pha đầu), các bài thực hành nào đều có các thông tin, sự kiện, mục tiêu yêu cầu.

(4) Mô hình thông thạo chỉ dừng ở mức độ nhận thức là hiểu và biết (theo thang nhận thức của Bloom). Nên chỉ phù hợp với các bài thực hành có tính chất bắt chước, làm theo chỉ dẫn. Còn đối với các bài thực hành đòi hỏi khả năng ứng dụng, phân tích thì không phù hợp.

2.2.Giới thiệu mô hình đối thoại

Thuyết đối thoại được Gordon Pask phát triển trên lĩnh vực giáo dục cũng như trên hệ thống máy tính. Theo thuyết của ông, việc học tập thông qua đối thoại về những chủ đề quan trọng để giúp người học tiếp thu được kiến thức [2].

Mô hình “Learning as Conversation” điều chỉnh

(Viện Nghiên Cứu Phát triển Giáo dục Chuyên nghiệp)

Một số đặc điểm rút ra từ mô hình đối thoại:

(1) Mỗi sự hiểu biết có thể truyền đạt, có thể học thông qua đối thoại. Giao tiếp giữa giảng viên và học viên trong quá trình thực hành là quan trọng. Thông qua đó giảng viên nắm bắt được nhận thức của học viên, đồng thời giúp học viên điều chỉnh nhận thức đúng vấn đề đang trao đổi.

(2) Vai trò của máy tính chỉ có thể thực hiện được đối thoại ở mức hành động, nhưng rất để tham gia trao đổi ở mức mô tả (phản ánh), vì sự phản ánh rất đa dạng và có nhiều cách diễn đạt khác nhau tùy thuộc vào cá nhân người học. Nghĩa là phải có sự tham gia của giáo viên để bổ khuyết cho những thiếu sót đó, gọi là hình thức học tập kết hợp (Blended Learning).

(3) ICT có vai trò cung cấp công cụ và tài nguyên hỗ trợ cho mô hình học tập đối thoại. Ở đây cần nhấn mạnh, máy tính đóng vai trò trợ giúp chứ không thay thế người giáo viên. Vấn đề đặt ra là sự quản lý của giáo viên, tập hợp được các nguồn tài nguyên và cung cấp một chiến lược dạy học. Thực ra, toolsresources không chỉ dành cho người học, nhưng dành cho cả giáo viên nữa. Đồng thời, ở mỗi mức độ, người học và giáo viên đều sử dụng cả tools và resources chứ không phải tools chỉ dành cho mức hành động và resources chỉ dành cho mức mô tả. Chính sự xuất hiện của tools resource đã tạo nên một môi trường mới cho tương tác thầy - trò.

Một số nhận xét quan trọng: Từ các lý thuyết học tập xây dựng các mô hình học tập, mà trong đó bản chất đó là các pha học tập (hoạt động dạy | học). Nghĩa là hoàn toàn tổ chức được hệ thống học tập có tính uyển chuyển giữa các mô hình học tập khác nhau vì xây dựng bản chất các hoạt động học thành kịch bản sư phạm, với việc tổ chức các sự kiện có sự tham gia của người học (điều này là cần thiết, vì mỗi mô hình chỉ phù hợp cho những trường hợp nào đó).

2.3. Đề nghị mô hình tích hợp, rút gọn

Phân tích các đặc điểm sư phạm yêu cầu của E-LAB. Từ những thông tin trên, E - LAB phải được xây dựng trên mô hình tích hợp dựa trên mô hình thông thạo và mô hình đối thoại, nghĩa là có điều chỉnh phù hợp với yêu cầu thực tế khi triển khai học thực hành. Đó phải là hình thức học tập kết hợp: truyền thống và E -LAB (Environmental Laboratory Advisory Board) môi trường học tập thực hành, thí nghiệm [3].

Đặc điểm yêu cầu của E-LAB

Vấn đề sư phạm

Đề nghị

E-LAB, là hệ thống thực hành: mỗi bài thực hành đều có yêu cầu, mục tiêu, kiến thức liên quan và hướng dẫn thực hiện theo từng bước.

Từ nhận xét (4) mô hình học tập thông thạo: chỉ dừng ở mức hiểu, biết (theo mức thang nhận thức của Bloom)

Thêm bài thực hành tổng hợp, mở rộng (mức áp dụng, phân tích của thang nhận thức Bloom)

Tập trung vào kỹ năng thực hành là chính. Kiến thức được trình bày ngắn gọn, cô đọng. Trong quá trình thực hành giảng viên hỗ trợ thực hành và đánh giá học viên.

Nhận xét (2) mô hình thông thạo: có phần hướng dẫn (3 pha), phần thực hành (2 pha)

Gộp chung các pha thành một pha như sau:

  • Định hướng + trình bày
  • Hướng dẫn + đánh giá.

Giảng viên có vai trò giải thích các thắc mắc liên quan bài thực hành của học viên, nên hình thành trao đổi giữa giảng viên và học viên.

Nhận xét (1), (2) mô hình đối thoại: vai trò của giảng viên trong giảng dạy thực hành, phải có trao đổi giữa giảng viên và học viên và có sự trợ giúp của máy tính.

Với mỗi pha của mô hình thông thạo, đó là sự kết hợp của mô hình đối thoại được lồng ghép vào.

Học viên có thể trao đổi, tương tác thông qua 2 hình thức kết hợp truyển thống với E-LAB: đó là Blended Learning.

Giảng viên điều khiển quá trình học thực hành.

Giảng viên theo dõi quá trình thực hành của học viên.

Học viên cần trao đổi với giảng viên trong quá trình thực hành.

Nhận xét (3) mô hình đối thoại: công cụ và tài nguyên tạo nên môi trường tương tác mới giữa giảng viên và học viên

Đề nghị xây dựng bộ công cụ: E-LAB xây dựng công cụ cho phép giảng viên điều khiển quá trình chuyển qua pha học tập khác, và cho phép điều khiển, giám sát từ xa các máy tính ảo của học viên.

E-LAB còn cho phép kết nối tương tác giữa học viên và giảng viên qua chat, …

Blended learning là một sự thay đổi đáng kể so với phương pháp giảng dạy truyền thống. Theo iNACOL, môi trường blended learning có các đặc điểm sau:

  • Sự thay đổi phương pháp giảng dạy, lấy học sinh làm trung tâm thay vì giáo viên như trước đây, học sinh sẽ trở nên năng động và tương tác nhiều hơn.
  • Sự tăng sự tương tác giữa học sinh và giáo viên, giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với nội dung kiến thức và giữa học sinh với các nguồn bên ngoài.
  • Cơ chế hình thành và tổng kết đánh giá cho học sinh và giáo viên.

Pha

Mô Hình đối thoại

Thực hiện

GV

Tương tác | Công cụ

HV

Mô tả

Cơ sở dữ liệu

Giao diện

Theo Bloom: chỉ ở mức độ Hiểu và Biết

Định hướng + trình bày

1

HV] hoạt động của HV

[GV] hoạt động GV

CÔNG CỤ: sử dụng công cụ nào?

BLENDED LEARNING

HỌC VIÊN

Ghi chú: Ở pha tích hợp này, có thể sử dụng mô hình mục tiêu để học viên xác định mục tiêu, tuy nhiên do đặc thù học thực hành và chỉ cần GV giải thích về bài thực hành như: mô hình, mô tả ,… nên không cần thiết sử dụng mô hình mục tiêu.

Hướng dẫn thực hành

2

HV] hoạt động của HV

[GV] hoạt động GV

CÔNG CỤ: sử dụng công cụ nào?

Đánh giá + Thực hành

3

[HV] hoạt động của HV

[GV] hoạt động GV

CÔNG CỤ: sử dụng công cụ nào?

Bloom: ứng dụng, phân tích, tổng hợp

Mở rộng

4

HV] hoạt động của HV

[GV] hoạt động GV

CÔNG CỤ: sử dụng công cụ nào?

Ghi chú: HV tự phân tích yêu cầu, trao đổi với nhau và cả với giảng viên. Rồi tự tiến hành các thao tác thực hành để đạt được yêu cầu.

Dưới đây là mô hình đề nghị của E- LAB:

Đây chính là “kịch bản sư phạm” tổng quan khi tiến hành giảng dạy thực hành trên hệ thống E-LAB. Phần tiếp theo sẽ mô tả chi tiết về hoạt động tương tác giữa giảng viên và học viên, thông qua đó cho thấy được việc tổ chức dữ liệu (cơ sở dữ liệu) như thế nào và giao diện tương ứng như thế nào theo từng pha hoạt động [1][2][3][4] như trên mô hình đề nghị.

Phần 2: Kết luận chung

Nội dung học tập buộc phải chọn lọc, tổ chức lại cho phù hợp với mô hình dạy, học. Chú ý lúc này không chỉ có thông tin bài học mà xuất hiện nhiều thông tin khác trong hoạt động dạy và học. Do đó, mới cần phải tổ chức thông tin lại và nhận biết rõ về các loại thông tin đó thì mới dạy được theo từng mô hình. (Đây là vấn đề rất khó, là vấn đề thuộc sư phạm).

Chúng ta chỉ có đủ thời gian đào tạo cho học sinh - sinh viên những phần kiến thức cốt lõi (phần kiến thức phải học) của ngành nghề.

Do vậy, để không lãng phí thời gian trên lớp, chúng ta cần rèn luyện cho học sinh- sinh viên bằng cách giáo viên chỉ là người điều hướng, trọng tài để khi giáo viên đặt ra câu hỏi học sinh - sinh viên tự thảo luận, tự khám phá tri thức và tương tác với nhau đây cũng chính là cơ hội bổ khuyết kiến thức cho nhau, bên cạnh đó giáo viên phải tương tác với học sinh và cuối cùng giáo viên - học sinh cùng đồng thuận đưa ra câu trả lời đúng.

Đây cũng là cơ hội để giáo viên rèn luyện, nâng kiến thức sư phạm của mình, củng cố thêm phương pháp dạy học mới và tích cực hơn.

Chính giáo viên là người tạo môi trường học tập, tạo cho học sinh - sinh viên sự hưng phấn, tư duy sáng tạo, sự khám phá, khả năng tự học, tự phát triển. Một khi học sinh- sinh viên tự khám phá ra tri thức mới thì các em sẽ cảm thấy hứng thú hơn với việc học. Điều này không chỉ tốt cho các em khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường mà còn hữu ích ngay cả khi các em đã ra trường, làm việc ở bất cứ lĩnh vực nào thì cũng luôn phải học và tự học suốt đời thì mới có thể đáp ứng, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Còn đối với giáo viên thì niềm say mê học tập của học sinh - sinh viên luôn truyền cảm hứng cho các thầy cô giảng dạy hăng say và nhiệt tình hơn.

Vì vậy, hơn bao giờ hết, việc đổi mới giảng dạy theo các mô hình trên là thực sự cần thiết.

ThS. Cao Thị Hường

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Scott, B. (2001). Gordon Park’s conversation theory: A domain independent constructivist model of human knowing. Foundations of Science, 6(4), 343 – 640.

[2]. Park G. (1976) conversation theory: Applications in education and epistemology Amsterdam and New York: Elsevier.

[3]. Bloom B. S. (1956). Taxonomy of Educational Objectives, Handbook I: The Cognitive Domain. New York: David McKay Co Inc.

[4]. Pohl, M. (2000). Learning to Think, Thinking to Learn: Models and Strategies to Develop a Classroom Culture of Thinking.Cheltenham, Vic: Hawker Brownlow.

[5] “John B. Carroll.” Human Intelligence. 2003. Indiana University. 27 June, 2006. <.http://www.indiana.edu/~intell/carroll.shtml>.

[6]. http://www.univie.ac.at/constructivism/pub/fos/pdf/scott.pdf.

[7]. http://www.edpsycinteractive.org/papers/modeltch.html.