Bệnh sán lá lây truyền qua thực phẩm

1. Giới thiệu

Bệnh sán lá lây truyền qua thực phẩm là các bệnh nhiễm sán do ăn phải thực phẩmcó chứa metacercariae, giai đoạn ấu trùng của từng loại sánliên quan. Các bệnh liên quan đến gánh nặng y tế công cộng cao nhất là bệnh do sán lá gan nhỏ (nhiễm Clonorchis sinensis,Opisthorchis viverrini hoặc O. felineus), sán lá gan lớn (nhiễm Fasciola hepatica hoặc F. gigantica) và sán lá phổi (nhiễm Paragonimus spp.). Tất cả các loài sán lá gây bệnh này đều cóchu kỳ phát triển thuộc chu trình gián tiếp (phải qua một hoặc hai vật chủ trung gian trước khi xâm nhập vào ký chủ chính). (Bảng 4.7.1)

Bảng 4.7.1 Các đặc điểm dịch tễ học của các loại sán lá lây truyền qua thực phẩm phổ biến nhất

Tác nhân
gây bệnh

Mắc phải
do tiêu thụ

Ký chủ cuối cùng trong tự nhiên

Cơ quan bị ảnh hưởng chính

Bệnh sán lá
gan nhỏ

Clonorchis sinensis

Chó và các loài động vật ăn thịt ăn cá khác

Gan

Opisthorchis viverrini; O. felineus

Mèo và các loài động vật ăn thịt ăn cá khác

Gan

Bệnh sán lá
gan lớn

Fasciola hepatica;
F. gigantica

Rau

Cừu, gia súc và

động vật ăn cỏ khác

Gan

Bệnh sán lá
phổi

Paragonimus spp

Loài giáp xác (cua, tôm)

Mèo, chó và các loài động vật ăn thịt ăn giáp xác khác

Phổi

2. Gánh nặng và sự phân bố

Mặc dù các ca bệnh do sán lá lây truyền qua thực phẩm đã được báo cáo từ hơn 70 quốc gia trên thế giới nhưng các quốc gia ở châu Á và châu Mỹ Latinh là bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Gánh nặng bệnh tật liên quan đến những bệnh truyền nhiễm này vẫn còn chưa rõ ràng. Ví dụ, bệnh sán lá phổi được biết đến là lây truyền ở các khu vực trung tâm và phía tây châu Phi, tuy nhiên thông tin về tình trạng dịch tễ học của nó còn hạn chế. Ước tính liên quan đến một nhóm 17 quốc gia được lựa chọn cho thấy trong năm 2005 có hơn 56 triệu người bị nhiễm sán lá thực phẩm: 7,9 triệu người bị di chứng nặng và hơn 7.000 người chết (Hình 4.7.1-4.7.4).

Bệnh sán lá lây truyền qua thực phẩm có hai dạng biểu hiện lâm sàng là cấp tính và mãn tính, cả toàn thân và cơ quan cụ thể; bệnh trở nên trầm trọng hơn khi số lượng sán tăng lên qua các đợt nhiễm trùng. Nhiễm trùng mãn tính với
C.sinensisO. viverrini có liên quan mật thiết với ung thư đường mật, một dạng tử vong doung thư ống mật. Cả hai ký sinh trùng này được Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ungthư xếp loại là tác nhân gây ung thư cho người (2)

Hình 4.7.1 Sự phân bố bệnh sán lá gan nhỏ (clonorchiasis) trên thế giới

Hình 4.7.2 Sự phân bố bệnh sán lá gan nhỏ (opisthorchiasis) trên thế giới

Hình 4.7.3 Sự phân bố bệnh sán lá gan lớn (fascioliasis) trên thế giới

Hình 4.7.4 Sự phân bố bệnh sán lá phổi (paragonimiasis) trên thế giới

3. Tiến độ hướng tới Lộ trình mục tiêu

Lộ trình thiết lập hai mốc thời gian thực hiện cho bệnh sán lá lây truyền qua thực phẩm vào năm 2015:

  1. Đảm bảo rằng các định mức và tiêu chuẩn hỗ trợ thuốc dự phòng như là cách tiếp cận chính về y tế công cộng chống lại bệnh sán lá lây truyền qua thực phẩm được lên kế hoạch đầy đủ, từ đó củng cố chiến lược hiện tại theo khuyến cáo của WHO đã phát triển trong năm 2009-2011 (3); và
  2. Đảm bảo rằng các can thiệp kiểm soát được thực hiện ở hầu hết các quốc gia lưu hành để kiểm soát bệnh trạng liên quan đến các bệnh này và ưu tiên những bệnh như vậy, thiết lập gánh nặng cao.

Mục tiêu đến năm 2020 là đảm bảo rằng ít nhất 75% dân số toàn cầu cần phải có thuốc dự phòng các bệnh sán lá lây truyền qua thực phẩm đểbệnh tật được kiểm soát ở tất cả các quốc gia lưu hành.

Nguồn thuốc đầy đủ của các chương trình kiểm soát quốc gia là chìa khóa để đạt được các mục tiêu này. Triclabendazole được khuyến cáo chống lại bệnh sán lá gan lớn và bệnh sán lá phổi, trong khi praziquantel là lựa chọn điều trị cho bệnh sán lá gan nhỏ và bệnh sán lá phổi. Triclabendazole được hỗ trợ thông qua WHO, và chỉ một số quốc gia tiếp nhận được cơ hộinày. Ngược lại, nguồn thuốc praziquantel trước giờ vẫn chưa được bảo đảm.

Một số quốc gia đang mở rộng phạm vi bao phủ điều trị các loại sán lá lây truyền qua thực phẩm, vì vậy góp phần đạt được các cột mốc trong năm 2015.

Tại bang Plurinational của Bolivia, hơn 155.000 người đã được điều trị bệnh sán lá gan lớn vào năm 2013. Từ năm 2008, đã có hơn 680.000 liều triclabendazole đã được cấp phát. Các cuộc điều tra được thực hiện vào năm 2013 cho thấy giảm
90% tỷ lệ hiện mắcF. hepatica từ các can thiệp trước đó.

Peru cũng đang mở rộng chương trình kiểm soát bằng cách cung cấp thuốc dự phòng ở các khu vực có ưu tiên cao trong dãy núi Andes: 17. 000 người đã được điều trị vào năm 2012 và 7.000 vào năm 2013.

Ở Ai Cập, đã xác định được 553 trẻ em và người lớn bị nhiễm bệnh sán lá gan lớn và đã điều trị với triclabendazole trong năm 2011; số mắc này giảm xuống còn 245 vào năm 2012 và 195 năm 2013.

Tại Lào, gần 400.000 người lớn và trẻ em đã được điều trị bệnh sán lá gan nhỏ
(opisthorchiasis) vào năm 2012, trong khi vào năm 2013 việc thực hiện các can thiệp điều trị đã bị trì hoãn do xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng sau điều trị.

Tại Việt Nam, trong năm 2011 đã có hơn 128.000 người được điều trị nhiễm sán lá gan nhỏ (clonorchiasis). Trong khi năm 2012 không có thực hiện can thiệp quy mô lớn nào thì có khoảng 108.000 người đã được điều trị trong năm 2013. Bản đồ dịch tễ đã được thực hiện tại miền Bắc Việt Nam vào năm 2014 để đánh giá gánh nặng tại chổ của bệnh.

Tại Campuchia, nơi đang tiến hành xây dựng bản đồ dịch tễ của bệnh, năm 2012 đã điều trị được 67.000 cá nhân và đến năm 2013 là 23.000 cá nhân.

4. Ưu tiên nghiên cứu

Lỗ hỏng kiến thức quan trọng nhất về các bệnh sán lá lây truyền qua thực phẩm liên quan đến:

• Việc phân định các khu vực lưu hành và sự xác định gánh nặng toàn cầu gây ra bởi bệnh sán lá lây truyền qua thực phẩm.

• Sự phát triển và chuẩn hóa các công cụ chẩn đoán huyết thanh và phân tử, cho phép xác định rõ hơn về ảnh hưởng củacác cá thể.

• Sự vận hành của một chiến lược tiếp cận bổ sung cho phòng ngừa bằng thuốc với các can thiệp khác (dịch vụ y tế công cộng thú y và quản lý môi trường).

REFERENCES:

1. Fürst T, Utzinger J. Global burden of human food-borne trematodiasis: a systematic review and meta-analysis. Lancet Infect Dis. 2012;12:210–21.

2. A review of human carcinogens. Biological agents. IARC Monographs on the evaluation of carcinogenic risks to humans [Volume 100 B]. Lyon: World Health Organization; 2012.

3. Report of the WHO expert consultation on foodborne trematode infections and taeniasis/cysticercosis. Geneva: World Health Organization; 2011 (WHO/HTM/NTD/PCT/2011.3).

Trần Mỹ Duyên

(Dịch từ INVESTING TO OVERCOME THE GLOBAL IMPACT OF NEGLECTED TROPICAL DISEASES, Third WHO report on neglected tropical diseases, tr. 105 – 109)