ĐIỂM TIN Y TẾ TUẦN 08

VĂN BẢN PHÁP LÝ, CHỈ ĐẠO

1. Thực hiện nghiêm việc cách ly người nhiễm COVID-19 (nCoV)

Do tình hình nhiễm COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp, ngày14/02/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành văn bản 1145/VPCP-KGVX để thực hiện nghiêm việc cách ly người nghi nhiễm COVID-19 (nCoV), tránh việc tự ý rời khỏi nơi cách ly trái quy định về phòng, chống dịch.

Theo đó, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tăng cường kiểm soát đối với đối tượng cách ly bảo đảm theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các địa phương kiên quyết rút Giấy phép lao động của công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện cách ly mà không thực hiện cách ly hoặc tự ý rời khỏi nơi cách ly.

Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh việc đưa tin lên án những trường hợp không chấp hành các giải pháp của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, nhất là tự ý rời khỏi nơi cách ly.- Có tiền sử đến/ở/về từ ổ dịch đang hoạt động tại Việt Nam trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát bệnh.

2. Công văn của Bộ Giáo dục kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, sinh viên

Ngày 14/02/2020, Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) đã có Công văn số 431/BGDĐT- GDTC gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh (thành phố) trực thuộc trung ương đề nghị xem xét cho học sinh, sinh viên cả nước nghỉ học đến hết tháng 2/ 2020. Căn cứ vào tình hình thực tế nghỉ học của các địa phương trong cả nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã quyết định lùi thời gian kết thúc năm học 2019-2020 và một số mốc thời gian trong khung thời gian năm học.

TIN Y TẾ NỔI BẬT TRONG TUẦN

1. Gia cầm nhiễm cúm A/H5N6 và H5N1

Đến cuối ngày 16/2, cả nước ghi nhận 16 ổ dịch cúm gia cầm (gồm 14 ổ dịch do H5N6 và hai ổ dịch do H5N1) chưa qua 21 ngày tại Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Trà Vinh. Tổng số gia cầm chết, tiêu hủy trên 55.000.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, cúm A/H5N6 là chủng virus có độc lực cao đã ghi nhận người mắc và tử vong ở Trung Quốc. Tuy nhiên chưa có bằng chứng lây truyền từ người sang người. Để chủ động phòng, chống, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường giám sát, điều tra phát hiện sớm các ổ dịch; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhập lậu gia cầm...

TIN Y TẾ QUỐC TẾ

1. Diễn biến dịch COVID-19 (nCoV) trên thế giới

Trong tuần qua, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đã ghi nhận thêm những diễn biến phức tạp mới khi Ai Cập công bố ca nhiễm virus đầu tiên tại quốc gia này và cũng là ca đầu tiên ở Châu Phi.

Trong khi đó, Pháp cũng xác nhận ca đầu tiên tử vong vì dịch bệnh tại châu Âu và cũng là ca tử vong đầu tiên bên ngoài châu Á. Tính đến nay, ngoài Trung Quốc đại lục là nơi đầu tiên phát hiện dịch bệnh thì đặc khu hành chính Hong Kong, Đài Loan và các quốc gia như Philippines, Nhật Bản và Pháp đã xác nhận những ca tử vong vì dịch bệnh nguy hiểm này.

Tuy nhiên, cũng có những tin vui trong cuộc chiến nhằm đẩy lùi dịch bệnh. Cụ thể, Trung Quốc thông báo đến hết ngày 14/02/2020, nước này đã có tổng cộng 8.096 bệnh nhân nhiễm bệnh COVID-19 được xuất viện về nhà sau khi các xét nghiệm cho kết quả âm tính.

2. Tìm ra nguyên nhân gây ung thư di căn

Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí chuyên ngành ung thư học Cancer Letters and Oncogene, protein WDR74 đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khối u nguyên phát và di căn của khối u ác tính và ung thư phổi. Để kiểm tra hoạt động gây ung thư của protein WDR74 trong các tế bào ung thư, các nhà nghiên cứu đã loại bỏ nó bằng phương pháp chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 và giảm thể tích của nó bằng cách sử dụng can thiệp RNA và quan sát các tế bào. Kết quả, khi tăng lượng protein, hoạt động của các tế bào ung thư cũng tăng lên. Ngược lại, khi lượng protein bị giảm, các tế bào đã mất khả năng sản xuất di căn và trở nên dễ bị hóa trị.

Các kết quả đã mở đường cho việc chữa trị hiệu quả các di căn của ung thư phổi và khối u ác tính bằng cách sử dụng thuốc điều trị nhắm mục tiêu. Thuốc này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu cụ thể - protein WDR74 - trong các tế bào ung thư lưu hành.

Ban Biên tập website Viện