Sốt xuất huyết Crimean - Congo (CCHF)

Ngày 29/3/2022, một người phụ nữ được các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Cambridge NHS Foundation Trust chẩn đoán nhiễm vi-rút gây bệnh sốt xuất huyết Crimean-Congo. Đây là bệnh do vi-rút trong bọ chét lây truyền sang động vật gia súc. Bệnh nhân này được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Royal Free London, Anh.

Mặc dù, các trường hợp trước đó được báo cáo vào năm 2012 và 2014, đều không có lây nhiễm thứ phát.

Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong của bệnh này khá cao, dao động 10-40% ca nhiễm tử vong, thường vào tuần thứ hai sau khi người bệnh nhiễm vi-rút.

Sốt xuất huyết Crimean - Congo (CCHF): là bệnh lây nhiễm vi-rút đặc hữu ở châu Phi, Balkans, Trung Đông và nam Á. CCHF là một thành viên của chi Orthonairovirus, họ Nairoviridae, bộ Bunyavirales . CCHF thường gây vụ dịch địa phương với tỷ lệ tử vong cao khoảng 30%. Cũng như các bệnh sốt xuất huyết khác, sốt xuất huyết Dengue hemorrhagic fever (DHF) hay Rift Valley Fever (RVF), Crimea-Congo fever cũng có biểu hiện xuất huyết da niêm mạc. Điểm đặc biệt của CCHF là có xuất huyết kết mạc mắt, “khóc ra máu”

Chu trình phát triển

Sốt xuất huyết Crimean - Congo (CCHF) sống ký sinh trên các động vật hoang dã và gia súc như trâu, bò, cừu và dê. Nhiều loài chim có khả năng kháng bệnh, nhưng đà điểu rất nhạy cảm và có tỷ lệ nhiễm bệnh cao các vùng dịch lưu hành, và có thể lây sang người.

Vectơ truyền vi-rút CCHF chính là các loài ve thuộc chi Hyalomma . Vi-rút CCHF lây truyền cho người qua vết cắn hoặc qua tiếp xúc với máu, mô động vật khi giết mổ. Sự lây truyền từ người sang người có thể xảy ra do tiếp xúc gần gũi với máu, chất tiết, các cơ quan hoặc các chất dịch cơ thể người bị bệnh. Nhiễm trùng bệnh viện cũng có thể xảy ra do khử trùng thiết bị y tế không đúng cách, tái sử dụng kim tiêm và vật tư y tế nhiễm bẩn.

Triệu chứng

Thường xuất hiện đột ngột, sốt, đau cơ, chóng mặt, đau cổ, cứng khớp, đau lưng, nhức đầu, đau mắt và sợ ánh sáng. Có thể buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng và đau họng.. tiếp theo là sự thay đổi tâm thần kinh: sau 2-4 ngày đầu kích động, vật vã sẽ đến trạng thái buồn ngủ, trầm cảm…

Các dấu hiệu lâm sàng khác bao gồm nhịp tim nhanh, sưng hạch bạch huyết, phát ban xuất huyết ở da, niêm mạc miệng, họng…Bệnh thường có dấu suy đa tạng: gan, thận, hô hấp…

Tỷ lệ tử vong của CCHF khoảng 30%, chết xảy ra trong tuần thứ hai của bệnh. Ở những bệnh nhân hồi phục, thường bắt đầu sau khoảng 10-15 ngày.

Kiểm soát và dự phòng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khuyến cáo bất kỳ ai ghé thăm những khu vực có các loài ve thuộc chi Hyalomma nên có biện pháp bảo vệ như hạn chế đi lại, sử dụng thuốc chống bọ ve và mặc quần áo dài tay.

Các loài ve thuộc chi Hyalomma là vật mang mầm bệnh chính làm lây truyền sốt xuất huyết Crimean-Congo. Theo WHO, con người cũng có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc các mô động vật chứa vi-rút trong và sau khi giết mổ động vật.

Vi-rút này có thể gây bùng nổ dịch, tỷ lệ tử vong cao và nhiều nơi sẽ phải chịu áp lực lên hệ thống y tế. Căn bệnh này rất khó phòng ngừa, điều trị. Hiện tại, sốt xuất huyết Crimean-Congo là bệnh đặc hữu (lưu hành) ở châu Phi, Balkan, Trung Quốc, châu Á.

Cũng như sốt xuất huyết Dengue, bệnh Sốt “chảy máu mắt” cũng chưa có vắc-xin phòng ngừa. Việc kiểm soát và phòng bệnh chỉ nhằm vào 2 mục đích: (1) Khống chế nguồn lây vi-rút từ vệ sinh chuồng trại, tiêu diệt các côn trùng trung gian truyền bệnh từ vật nuôi như ve, bọ chét…và (2) Giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm vi-rút vào con người như thuốc xua côn trùng, cách ly với vật nuôi, người mắc bệnh.

ThS. Cao Thị Hường

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://zingnews.vn/loai-virus-gay-tu-vong-len-toi-40-xuat-hien-tai-anh-post1305381.html

2.https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%91t_xu%E1%BA%A5t_huy%E1%BA%BFt_Crimean%E2%80%93Congo

3. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/crimean-congo-haemorrhagic-fever

4. https://dantri.com.vn/suc-khoe/sot-khoc-ra-mau-sot-xuat-huyet-crimean-congo-20180130152224916.htm