Triển vọng và chiến lược loại trừ sốt rét ở Tiểu vùng sông Mê Kông

Theo xu hướng toàn cầu, gần đây tỷ lệ tử vong sốt rét đã giảm đáng kể ở Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS). Tuy nhiên, sự xuất hiện ký sinh trùng kháng artemisinin trong khu vực có thể làm đảo ngược tình trạng này. Các nhà khoa học lo ngại về khả năng ký sinh trùng Plasmodium falciparum kháng artemisinin lan truyền sang châu Phi, điều này có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng lớn. Chuyên gia sốt rét đã nỗ lực tìm kiếm các chiến lược thích hợp để loại trừ bệnh sốt rét ở Tiểu vùng sông Mê Kông.

Những thách thức trong việc loại trừ bệnh sốt rét ở Tiểu vùng sông Mê Kông

Ở tiểu vùng sông Mê Kông, lây truyền bệnh sốt rét hiện nay chủ yếu xảy ra ở các vùng sâu, vùng xa: bìa rừng và khu vực có rừng, và những người sống phụ thuộc vào rừng, bao gồm cả công nhân nhập cư và những người dân đi rừng, ngủ rẫy. Do đó, việc tiếp cận các khu vực này để cung cấp các chương trình phòng chống và kiểm soát bệnh sốt rét tương đối khó khăn, cùng với những thách thức:muỗi tăng khả năng kháng thuốc hóa chất (trong đó có hóa chất nhóm pyrethroid) và sự lưu hành của thuốc sốt rét không đạt tiêu chuẩn trong khu vực. Các hệ thống y tế trong khu vực thường yếu và hạn chế trong việc triển khai thực hiện các biện pháp can thiệp, nguyên nhân là do công tác quản lý và chuỗi cung ứng hậu cần yếu. Công tác phát hiện, chẩn đoán và điều trị các trường hợp mắc sốt rét phụ thuộc vào hệ thống y tế tuyến huyện hoặc tình nguyện viên y tế thôn bản. Tuy nhiên, những hỗ trợ tài chính cho tình nguyện viên y tế thôn bản, đào tạo kỹ năng chưa thường xuyên và đầy đủ đã ảnh hưởng đến chất lượng điều trị cũng như dữ liệu giám sát.

Các chiến lược loại trừ bệnh sốt rét hiện nay ở Tiểu vùng sông Mê Kông

Phương pháp tiếp cận đa phương diện nhằm giải quyết các thách thức và một số chiến lược loại trừ sốt rét gần đây đã được thí điểm. Ví dụ, loại trừ bệnh sốt rét có mục tiêu (TME), quản lý thuốc hàng loạt (MDA), phân phối màn tẩm hóa chất (ITNs), tăng cường mạng lưới của các nhân viên y tế tại thôn bản,… đã được đánh giá ở Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Gần đây dọc theo biên giới Thái Lan Myanmar, hoạt động loại trừ bệnh sốt rét có mục tiêu bao gồm tăng cường chẩn đoán và điều trị sốt rét đã được thiết lập trong các làng cho thấy đã tiếp cận kịp thời cùng và giúp giảm tỷ lệ nhiễm P. falciparum về con số 0. Những phát hiện này cho thấy việc loại trừ sốt rét ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông có thể trở thành hiện thực.

Loại trừ bệnh sốt rét như là một mục tiêu trong Tiểu vùng sông Mê Kông

Các quốc gia tiểu vùng sông Mê Kông đang hướng tới mục tiêu loại trừ sốt rét vào năm 2030 (chi tiết Bảng 1). Chiến lược kỹ thuật toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới 2016 -2020 (GTS) xác định ba vấn đề thiết yếu làm nền tảng cho các chiến lược loại trừ bệnh sốt rét:

  • Đảm bảo hoạt động phòng chống, chẩn đoán và điều trị sốt rét được tiếp cận;
  • Đẩy nhanh các nỗ lực hướng tới loại trừ sốt rét và đạt được tình trạng không còn sốt rét;
  • Chuyển đổi giám sát các biện pháp phòng chống sốt rét thành can thiệp có mục tiêu.

Các vấn đề trên có thể được điều chỉnh theo từng thuộc vào chính chính của quốc gia và địa phương để tăng hiệu quả của các chương trình phòng chống và loại trừ sốt rét. Cùng với Hành động và Đầu tư của Tổ chứ Y tế thế giới (WHO) về Đánh bại Sốt rét 2016 - 2020 (AIM) đưa ra một lộ trình chi tiết để loại trừ sốt rét.

Bối cảnh và triển vọng loại trừ bệnh sốt rét ở Tiểu vùng sông Mê Kông

Campuchia

(Chiến lược quốc gia về loại trừ bệnh sốt rét (2011-2025)

Lào

(Chiến lược quốc gia về loại trừ bệnh sốt rét (2016-2025)

Myanmar

(Chiến lược quốc gia về loại trừ bệnh sốt rét (2016-2030)

Việt Nam

(Chiến lược quốc gia phòng chống Sốt rét)

Thái Lan

(Chiến lược quốc gia phòng chống Sốt rét)

Mục tiêu

- Loại bỏ ký sinh trùng P. falciparum kháng artemisinin vào năm 2015.

- Đưa số trường hợp tử vong sốt rét do P. falciparum bằng 0 vào năm 2020

- Loại bỏ tất cả các dạng sốt rét ở Campuchia vào năm 2025.

- Loại bỏ bệnh sốt rét ở Lào vào năm 2030.

- Thiết lập sự hợp tác chặt chẽ giữa tất cả các cơ quan chính phủ và các bộ cũng như hợp tác với các đối tác bên ngoài để củng cố hệ thống y tế ở tất cả các cấp.

- Cắt lan truyền sốt rét và loại trừ sốt rét trên toàn quốc vào năm 2030.

- Duy trì tình trạng không không có trường hợp mắc sốt rét ở các khu vực nơi truyền bệnh bị gián đoạn và ngăn chặn việc tái lan truyền địa phương

- Thiết lập quyền truy cập toàn cầu để phát hiện và điều trị sốt rét.

- Phối hợp chặt chẽ với cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế, các cơ quan của Liên hợp quốc, các bên liên quan và đối tác tài chính khác.

Loại trừ sốt rét vào năm 2030Loại trừ sốt rét vào năm 2024
Biện pháp can thiệp

- Khuyến khích sử dụng màn tẩm hóa chất.

- Cung cấp các dịch vụ chẩn đoán và điều trị sốt rét miễn phí.

- Ngăn chặn sự lây lan của ký sinh trùng SR kháng thuốc.

- Kiểm soát việc bán thuốc chống sốt rét để giảm sự lây lan của thuốc không hiệu quả và / hoặc thuốc giả

- MDA tại các khu vực được lựa chọn trong Campuchia.

- Xây dựng và triển khai các kế hoạch kỹ thuật và vận hành để loại trừ bệnh sốt rét với cả các đối tác trong nước và quốc tế.

- Giai đoạn 1: tập trung chủ yếu vào việc giảm tác động của tình trạng đa kháng thuốc ở các vùng phía nam; đồng thời thúc đẩy nỗ lực loại trừ sốt rét ở miền bắc và miền trung của Lào.

- Giai đoạn 2: tập trung vào việc loại trừ sốt rét P. falciparum trên toàn quốc, loại bỏ tất cả các dạng sốt rét ở các tỉnh phía bắc.

- Giai đoạn 3: tập trung vào việc loại bỏ tất cả các dạng sốt rét trong cả nước vào năm 2030.

- Can thiệp chính

- Quản lý hồ sơ

- Phòng bệnh

- Giám sát và phòng chống sốt rét

- Kiểm soát dịch sốt rét

-Kiểm soát sốt rét ở vùng SRLH trung bình và cao trong đó mục tiêu đến năm 2020 là tỷ lệ mắc bệnh dưới 0,15/1000 dân, tỷ lệ tử vong dưới 0,02/ 100.000 dân và loại trừ sốt rét ở ít nhất 40 tỉnh (mục tiêu đã đạt được)

Chiến lược loại trừ sốt rét quan trọng của quốc gia là chiến lược 1-3-7. Tiến hành điêu tra, phân loại và đáp ứng ca bệnh khi tuyến tỉnh phát hiện ca dương tính. Hợp với các quốc gia láng giềng vì khoảng 80% các trường hợp mắc bệnh sốt rét là người dân di cư, di động tập trung dọc biên giới Campuchia, Thái Lan và Myanmar
Kinh phí

Tổng chi phí ước tính: 755.318.886 USD

Tổng chi phí ước tính: 72.800.000 USDTổng chi phí ước tính: 1.323.000.000 -1,403.000.000 USD

Tổng chi phí ước tính: 75.000.000 USD

Tổng chi phí ước tính: 64.800,000 USD (giai đoạn 2015–2021)

Trong bối cảnh sốt rét kháng thuốc đang gia tăng và hạn chế lựa chọn các biện pháp phòng chống, các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu nhấn mạnh sự cấp thiết của việc tìm kiếm chiến lược loại trừ bệnh sốt rét mới. Chiến lược và phương pháp tiếp cận đa phương diện là cần thiết vì không có công cụ/chiến lược tiềm năng duy nhất nào có thể phù hợp với tất cả các quốc gia. Do đó, nên cân nhắc điều chỉnh chiến lược phòng chống và loại trừ sốt rét dựa trên cơ sỡ dữ liệu giám sát sốt rét của từng quốc gia.

ThS. DS. Huỳnh Kha Thảo Hiền

Lược dịch: https://malariajournal.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12936-019-2835-6