1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI
Giới | Động vật |
Ngành | Chân khớp |
Lớp | Hình nhện |
Phân lớp | Acari |
Phân bộ | Prostigmata |
Bộ | Parasitiformes |
Liên họ | Gamasoidea |
2.1. Trên thế giới
Trên thế giới bắt đầu nghiên cứu từ 1950 năm trở lại đây và đã có nhiều công trình nghiên cứu về hệ thống phân loại mạt ở các nước trên thế giới. Đáng lưu ý là một số tác giả như: Baker, Bal, Domrow, Evans, Evans, Hiregoudor, Micherdzinski, Mitchell v.v... đã có nhiều đóng góp vào mô tả, phân loại nhiều giống, loài mạt ở các nước. Đặc biệt Nelzina, Bregatova (Nga) đã có nhiều công trình về hệ thống phân loại mạt ở các nước Liên Xô (cũ). Những nghiên cứu về hệ thống phân loại mạt chưa đều khắp tất cả các nước nên chưa có thể thống kê được tổng số các loài mạt trên thế giới Nhiều nước chưa có số liệu về mạt, đặc biệt là các nước Nam Á và Đông Nam Á và nhiều nước châu Âu, châu Nam Mỹ. Đến nay, người ta đã thống kê được hơn 2.000 loài, thuộc 300 giống và phân giống mạt thuộc 20 họ, phân bố khắp địa cầu [5].
2.2. Việt Nam
Ở Việt Nam, 1956, Grochovskaia, Nguyễn Xuân Hoè và cộng sự mới bắt đầu có những tài liệu về định loại mạt ở Việt Nam. Năm 1969, Đoàn Văn Thụ đã công bố về "Khu hệ mạt ở miền Bắc". Sau này mới có những kết quả nghiên cứu về mạt trên cả nước của các Viện Sốt rét - KST- CT, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, của các trường Đại học Y khoa Hà Nội, Đại học Nông nghiệp I, Đoàn Văn Thụ, Phan Trọng Cung (1985), đã mô tả, định loại và thống kê được tất cả là 69 loài mạt, chủ yếu là những loài mạt ở miền Bắc [5].
Theo Nguyễn Văn Châu (2017), Liên họ mạt (Gamasoidea) ở Việt Nam có 71 loài thuộc 17 giống, 13 họ. Họ Parasitidae: gồm các giống Parasitus 5 loài: Parasitus mammillatus, Pa. pectinatus, Pa. isomorphus, Pa. spinulorus, Pa. (saprogamus) anambulaeralis, Pergamasus 2 loài: Pergamasus primitivus, Pe. tropicus. Họ Veigaiaidae có 1 loài thuộc giống Veigaia: Veigaia vietnamensis. Họ Macrochelidae gồm các giống: Macrocheles 4 loài: Macrocheles nataliae meridianus, Mac. glaber, Mac. merdarius, Mac. intermedius, Glyptholaspis 1 loài: Glyptholaspis asperrima, Neopodocinum 2 loài: Neopodocinum bartkei, Ne. vederhemmeni, Neoparasitus 1 loài: Neoparasitus oudemani. Họ Pachylaelaptidae 1 loài thuộc giống Pachylaelaptidae: Pachylaelaps finitimus. Họ Ameroseidae có 2 loài thuộc giống Ameroseius: Ameroseius vietnamensis, Am. decemsetosus. Họ Rhodacaridae có 1 loài thuộc giống Digamasellus: Digamasellus digamasellus. Họ Aceosejidae: gồm các giống Cheiroseus 1 loài: Cheiroseus sigmatus, Lasiosieus 1 loài: Lasiosieus meridionalis, Paragarmania 1 loài: Paragarmania amboinensis. Họ Laelaptidae: gồm các giống Eulaelaps 1 loài: Eulaelaps stabularis, Laelaps 14 loài: Laelaps ( Echinolaelaps) echidninus, L. (E.) sanguisugus, L. (E.) traubi, L. (E.) aingworthae, L. (Laelaps) nuttalli, L. (L.) alongensis, L. (L.) turkestanicus, L. (L.) hongaiensis, L. (L.) taingueni, L. (L.) myonyssognathus, L. (L.) sedlaceki, L. (L.) prognathus, L. (L.) edwardsi, L. (L.) parasitus, Cosmolaelaps 4 loài: Cosmolaelaps diversichaetatus, Cos. dani, Cos. Gryllotalpae, Cos. Hrdyi, Haemolaelaps 7 loài: Haemolaelaps gallinari, H. zuluensis, H. crispus, H. casalis, H. traubi, H. glasgowi, H. argentiveter, Proctolaelaps 1 loài: Proctolaelaps citrisimilis, Hypoaspis 2 loài: Hypoaspis aculeifer, Hy. lubrica, Rhyzolaelaps 1 loài: Rhyzolaelaps inaequipilis, Ololaelaps 1 loài: Ololaelaps ussuriensis. Họ Eviphididae: gồm các giống Eviphis 2 loài: Eviphis cultratellus, Ev. stephanianus, Scarabaspis 1 loài: Scarabaspis rykei. Họ Dermanyssidae có 3 loài thuộc giống Dermanyssus: Dermanyssus (Dermanyssus) hirundinis, D. (Liponyssoidae) muris, D. gallinae. Họ Macronyssidae: gồm các giống Ornithonyssus 2 loài: Ornithonyssus bursa, Or. bacoti, Steatonyssus 4 loài: Steatonyssus evansi, St. faini, St. vietnamensis, St. dangi, Langeonyssus 1 loài: Langeonyssus tieni. Họ Hirstionyssidae: gồm các giống Hirstionyssus 2 loài: Hirstionyssus callosciuri, Hir. Indosinensis, Echinonyssus 1 loài: Echinonyssus nasutus và họ Spinturnicidae có 1 loài thuộc giống Spinturnix: Spinturnix vespertilionis [3].
2.3. Khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng
Liên họ mạt tại Khu vưc Nam Bộ - Lâm Đồng, cho đến nay đã phát hiện được 22 loài bao gồm loài Haemolelaps zuluensis, Haemolelaps casalis, Hypoaris lubrica, Lealaps sp., Laelaps aingworthae, Laelaps alongensis, L. echidninus, L. edwardsi, L. (L.) hongaiensis, Laelaps nuttalli, L. (L.) prognathous, L. sanguisugus, L. sedlaceki, L. traubi, Macrocheles glaber, Macrocheles merdarius, Macrocheles nataliae, Ornithonyssus bacoti, Or. bursa, Pachylaelaps finitimus, Parasitus mammilatus, Parasitus pectinatus. Các loài mạt thuộc giống Laelaps, Haemolelaps và Ornithonyssus là những loài phổ biến trong khu vực này. Các nghiên cứu được thực hiện bởi các tác giả sau:
Hồ Đình Trung và cộng sự (2006), điều tra động vật chân đốt tại Vườn Quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai và Lâm Đồng), đã thu thập được 10 loài mạt: Hypoaris lubrica, Haemolelaps zuluensis, Laelaps nuttalli, L. sedlaceki, L. aingworthae, L. edwardsi, L. sanguisugus, Ornithonyssus bacoti, Or. bursa, Parasitus mammilatus [8].
Vũ Đức Chính và cộng sự (2006), đã xác định được 6 loài mạt tại Côn Đảo: Haemolaelap zuluensis, L. echidninus, L. sedlaceki, L. nuttalli, Macrocheles nataliae, Or. bacoti [4].
Nguyễn Văn Châu và cộng sự (2008) đã thông báo tại Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ có 6 loài mạt: Laelaps nuttalli, L. echidninus, L. sedlaceki, Or. bacoti, Macrocheles merdarius, Parasitus pectinatus [1]. Năm 2011, Nguyễn Văn Châu và cs, thông báo tại huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) có 13 loài mạt: Laelaps echidnius, L. nuttali, L. sedlaseki, L. traubi, Lealaps sp., Macrocheles glaber, Ornithonyssus bacoti, Or. bursa, Pachylaelaps finitimus [2].
Lê Thành Đồng và cs (2015), thông báo khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng, có 15 loài mạt: Haemolelaps casalis, Ha. zuluensis, Hypoespis lubrica, Laelaps alongensis, L.aingworthae, L. echininus, L. edwardsi, L. (L) hongaiensis, L. nuttalli, L. (L) prognathous, L. sanguisugus, L. sedlaceki, Or. bacoti, Or. bursa, Parasitus mammilatus [6].
Lê Thành Đồng và cs., 2018. Xác định thành phần loài, sự lưu hành tác nhân gây bệnh và đề xuất quy trình giám sát một số loài chân đốt y học ở khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng, kết quả thu thập được 4 họ, 5 giống, 14 loài là: Haemolelaps zuluensis, Laelaps (Echinolaelap) aingworthae, L. (E.) echininus, L. (E.) sanguisugus, L. (E.) sedlaceki, L. (E.) traubi, Laelaps (Laelaps) nuttalli, Lealaps (L.) myonyssognathus, Laelaps (L.) prognathous, L. (L.) tainguyeni, Dermanyssus sp., Macrocheles glaber, Ornithonyssus bacoti, Or. bursa. [7]
3. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
3.1. Đặc điểm hình thể
3.1.1. Trứng:
Hình 11.1. Hình thể trứng mạt [11]
Hình bầu dục hoặc tròn, màu trắng sữa hoặc vàng
3.1.2. Ấu trùng:
Hình 11.2.Hình thể ấu trùng mạt [11]
Ấu trùng mang ba đôi chân, chưa có lỗ thở (thở bằng da mỏng)
3.1.3. Tiền thiếu trùng và thiếu trùng:
Hình 11.3. Hình thể tiền thiếu trùng và thiếu trùng mạt [12]
Thanh trùng có 4 đôi chân, có lỗ thở, các mai chưa rõ ràng.
3.1.4. Trưởng thành
Hình 11.4. Hình thể mạt trưởng thành [13]
Cơ thể của mạt gồm hai phần: đầu giả (Gnathosoma), thân (Idiosoma)
Thân có hình trứng, đầu nhỏ, bụng có lông ngắn, thưa.
Chân ngắn, khoẻ, hai chân trước gần bằng chiều dài của thân, ống thở dài tới gốc đôi chân thứ hai. Thân màu trắng, đỏ, tím, tuỳ theo lúc đói hay no
Thân phủ rất nhiều tơ, có thể có mai lưng và mai ngực, mai bụng.
Mạt đực mai bụng thường gắn liền làm một, có khi chia hai, mai hậu môn tách riêng.
3.2. Vòng đời phát triển
Hình 11.5. Vòng đời phát triển của mạt [14]
Chu kỳ phát triển từ 10- 12 ngày, không có hiện tượng qua đông. Chu kỳ phát triển của mạt gồm 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, tiền thiếu trùng và thiếu trùng, trưởng thành.
Trứng: Trứng rời từng cái riêng biệt hay từng đám dính vào giá thể.
Ấu trùng: Ấu trùng sống ký sinh hay sống tự do tùy từng loài.
Thanh trùng: hình dạng, màu sắc thiếu trùng mạt ký sinh khác mạt sống tự do.
Mạt trưởng thành: Mạt trưởng thành, con cái giao phối với con đực ngay khi mạt vừa ở thiếu trùng lột xác thành trưởng thành. Mạt cái đẻ trứng ở tổ vật chủ hoặc khe đất, dưới lá khô.
3.3. Tập tính
Mạt hoạt động về đêm. Ban ngày mạt trú ẩn ở các tổ chim, ổ gà, khe vách chuồng gà... đêm đến bò ra đốt chim, gà, đôi khi đốt cả người. Mạt có khả năng nhịn đói nhiều tuần. Khi đói lâu, mạt không đốt được người nhưng bò trên người gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Một số loài đẻ con, thời kỳ phôi của các loài đó phát triển ngay trong cơ thể mạt nên khi đẻ ra ở giai đoạn ấu trùng hoặc thiếu ấu trùng. Mạt có hiện tượng trứng không thụ tinh vẫn nở được, trường hợp này nở ra toàn đực hay toàn cái. Quá trình tiêu máu và phát triển trứng có sự liên hệ với nhau. Sau mỗi lần hút máu lại một lần trứng chín và đẻ trứng. Khi con cái hút máu chưa no trứng vẫn chín nhưng số trứng đẻ ra ít hơn. Thời gian của chu kỳ phát triển nhanh về mùa xuân, mùa hè.
4. VAI TRÒ Y HỌC
Cho đến nay, vai trò y học của mạt còn nhiều tranh cải, tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy mạt có khả năng truyền một số bệnh sau:
4.1. Các bệnh do vi rút từ mạt
Các vi rút gây bệnh ở động vật như fowlpox và Newcastle cho thấy có nhiều mối liên quan đến các loài mạt. Nhóm hantavirus là một ví dụ về một trong những; bệnh nguy hiểm được lan truyền từ động vật sang người và nhóm vi rút này đã được tìm thấy trên các loài mạt.
Hơn nữa, đối với một số loài, lan truyền vi rút theo cơ chế lan truyền dọc đã được chứng minh, và có khả năng lan truyền sang các loài gặm nhấm qua vết đốt. Tương tự như vậy, các vi rút gây viêm não Saint-Louis đã được phân lập từ các loài mạt này nhưng không có bằng chứng các loài này có khả năng lan truyền hay là vật chứa vi rút gây viêm não Saint-Louis. Các loại vi rút khác, chẳng hạn như vi rút Tây sông Nile, các vi rút gây viêm não do mạt truyền và nhóm togaviruses cũng đã được phân lập từ các loài mạt này: trong một số trường hợp, mạt có khả năng là véc tơ lan truyền bệnh. Nhóm togaviruses, gây viêm não ngựa phương Tây, phương Đông và Mạtnezuela cần phải được nghiên cứu kỹ hơn (dẫn theo Valiente và cộng sự, 2005) [11].
Hình 11.6. Chu trình lan truyền vi rút Hantaan do mạt [15]
Viêm não ngựa phương Đông và phương Tây là những mô hình bệnh tật ở Mỹ cũng như Venezuela, nó gây ra rối loại thần kinh nghiêm trọng ở cả người và ngựa. Bản chất của các rối loạn có thể là do viêm não hoặc viêm cột sống. Lan truyền xảy ra hầu như là do muỗi và tồn tại vĩnh viễn trong vật chủ (các loài chim và động vật gặm nhấm). Các loài mạt được cho là có khả năng lan truyền các bệnh viêm não này. Để đánh giá vai trò lan truyền các vi rút này của mạt, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm bằng cách sử dụng phương pháp sau đây: cho các loài mạt đốt vật chủ bị nhiễm và sau đó kiểm tra sự hiện hiện của tác nhân gây bệnh ở mạt. Nếu mạt bị nhiễm bệnh, tiết tục cho mạt đốt vật chủ không bị nhiễm như thế có thể đánh gía khả năng lan truyền vi rút. Thế hệ sau của loài mạt bị nhiễm này sau đó cũng được phân tích để đánh giá khả năng lan truyền theo cơ chế lan truyền dọc (dẫn theo Valiente và cống sự, 2005) [11].
4.2. Các bệnh do vi khuẩn từ mạt
Một số nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh vai trò của các loài mạt về khả năng lan truyền vi khuẩn. Trong số các loài chịu trách nhiệm về lan truyền bệnh từ động vật sang người, vi khuẩn Francisella tula rensis gây bệnh tularaemia, vi khuẩn này được lan truyền theo cơ chế cơ học do các loài mạt thuộc liên họ Dermanyssoidea giống như Tabanidae, Simuliidae hoặc Ixodidae ... Tương tự như vậy, vi khuẩn Salmonella, Yersinia, Listeria, Pasteurella và Bacillus cũng được tìm thấy trên các loài mạt này nhưng lại không có bằng chứng chúng có khả năng lan truyền (dẫn theo Valiente và cống sự, 2005) [10].
Dermanyssus gallinae đã được chứng minh là một véc tơ lan truyền xoắn khuẩn nhưng nó không phải là vật chứa xoắn khuẩn trong tự nhiên. Borrelia bugdorferi gây bệnh Lyme, bị nghi là đã được lan truyền bởi Ornithonyssus bacoti bởi một số nhà nghiên cứu. Cuối cùng, D. gallinae được cho là có khả năng lan truyền và vật chứa vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae, tác nhân gây bệnh viêm quần ở lợn (dẫn theo Valiente và cống sự, 2005) [10].
4.2. Một số ký sinh trùng từ mạt
Một số nhà khoa học đã chứng minh vai trò của Ornithonyssus bacoti như một véc tơ lan truyền Trypanosoma cruzi theo cơ chế lan truyền cơ học trong điều kiện phòng thí nghiệm và đã thành công trong thử nghiệm về khả năng lan truyền cơ học đối với các đơn bào khác như Hepatozoon sp. và Elleipsisoma thomsoni của loài mạt này. Giun chỉ thuộc giống Litomosoides cũng đã được chứng minh là có khả năng phát triển ở bên trong các loài mạt thuộc họ Dermanyssoidea (dẫn theo Valiente và cộng sự, 2005) [10].
Các loài mạt thuộc liên họ Dermanyssoidea có vai trò quan trọng trong việc lan truyền tác nhân gây bệnh là Rickettsia và Coxiella burnetii. Huebner và cộng sự (1946), là người đầu tiên nghĩ rằng Rickettsia akari được lan truyền bởi Liponyssoides sanguineus và loài mạt này cũng là vật chứa Rickettsia akari (dẫn theo Valiente và cống sự, 2005) [93]. Tuy nhiên, Yunker và cộng sự (1975) đã không phân lập được các loài Rickettsia khác từ các động vật gặm nhấm thường bị ký sinh bởi các loài mạt như Laelaps dearmasi, Ornithonyssus bacoti, Eubrachylaelaps jamesoni và Haemogamasus glasgowi mặc dù một số nhà khoa học, trích dẫn trong bài viết của họ, đã chứng minh sự tồn tại của Rickettsia trong giống mạt Laelaps một thời gian dài vào mùa đông, cũng như lan truyền theo cơ chế lan truyền dọc và lan truyền vật từ chủ này sang vật chủ khác của một số loài mạt thuộc họ Dermanyssidae (dẫn theo Valiente và cống sự, 2005) [10].
5. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
Cần mặt quần áo dài, kín và đi dày hay ủng có tất kín tránh mạt bò lên người.
Có thể xoa dầu long não hay một số dầu phòng chống côn trùng lên chân tay khi điều tra thu thập mạt.
Phun tồn lưu bằng hóa chất diệt côn trùng tại các nơi mạt qua lại như chân tường nền nhà nền bếp... và trong kho để đồ đạc. Hóa chất sử dụng là Diazenon bột (2%), permethrin 50EC,liều lượng 0.5 mg/m2; Deltamethrin và alphacepermethrin 30mg/m2. Cần chú ý đặc biệt đến nơi trú ẩn của mạt trong các đống rác, giấy vụn... khe tường sàn nhà và đồ đạc, việc phun tồn lưu trong nhà chống muỗi sốt rét cũng làm giảm số lượng mạt. Nên phun bao vây phun từ ngoài vào trong, từ trên xống dưới để có thể dồn mạt vào một chỗ mà diệt vì mạt bò rất nhanh. Cần phn 1 đến 2 lần trong vòng 1 tuần để tiêu diệt cả ấu trùng mới nở.
6. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐIỀU TRA
Thu thập mẫu trên chim thú hoang dại: giết chết con vật (nếu bẫy sống) bỏ vào túi ni lông cho ít bông có tẩm ether rồi buộc kín túi để sau 10 phút cho mạt chết; sau đó cho con vật ra khay men hay chậu trắng, dùng bàn chải hoặc lược bí chải xuôi nhẹ sau đó chải ngược lông con vật, mạt sẽ rơi vào khay hay chậu. Dùng bút lông chấm cồn 700 vớt mạt bỏ vào tuýp đã có cồn 700, sau đó ghi thông tin (thời gian, địa điểm, vật chủ) vào giấy bóng mờ cho vào tuýp, đậy tuýp bằng nút bông không thấm nước, ghi vào sổ điều tra, bỏ tuýp vào lọ mẫu mang về phòng thí nghiệm để phân tích.
Thu thập trên động vật nuôi: Bắt con vật, kiểm tra kỹ bộ lông, nếu thấy mạt dùng que tre mỏng hoặc bút lông tẩm ướt cồn vớt bỏ vào tuýp cồn 700, ghi thông tin vào giấy bóng mờ (ghi nhãn) cho vào tuýp, đậy tuýp bằng nút bông không thấm nước, ghi vào sổ điều tra, bỏ tuýp vào lọ mẫu mang về phòng thí nghiệm xử lý.
Thu thập ở ổ gà: nếu ổ gà có nhiều mạt thì dùng que nhúng ướt cồn vớt trực tiếp, nếu ít lấy một ít rác bỏ vào khay men để tìm mạt.
Thu thập gầm chuồng gà, bãi cỏ rác mục: Lấy rác ở khu vực cần bắt (đống phân mục, rác gốc chuối, lá mục, rơm, rạ) bỏ vào khay gạt nhẹ từng lớp tìm mạt. Nếu thấy mạt dùng bút lông tẩm cồn vớt mạt vào tuýp chứa cồn 700 mang về phòng thí nghiệm xử lý
7. HÌNH ẢNH MỘT SỐ LOÀI MẠT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Văn Châu, Đỗ Thị Hiền, Nguyễn Thị Kha, Phùng Xuân Bích, Nguyễn Thị Bích Liên, Nguyễn Thị Hương Bình, Lê Anh Thơ, Lê Tấn Kiệt. (2008), “Kết quả điều tra chân đốt y học tại khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ”. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng. 3, Tr. 61-68.
Nguyễn Văn Châu, Lê Thành Đồng, Nguyễn Thị Bích Liên, Phùng Xuân Bích, Bùi Thị Ánh Sáng, Mai Văn Thắng (2011), “Thành phần loài động vật chân đốt y học và độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt xuất huyết tại Huyện đảo Phú Quốc - Kiên Giang”. Kỹ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Y học, Tr. 215 - 221.
Nguyễn Văn Châu. (2017), “Các loài động vật chân đốt ký sinh đã phát hiện ở Việt Nam”. Hội nghị côn trùng toàn quốc, lần thứ 9, Tr. 770 - 782.
Vũ Đức Chính, Hồ Đình Trung, Nguyễn Đức Mạnh, Nguyễn Văn Châu, Nguyễn Thị Bạch Ngọc, Nguyễn Thị Kha, Trần Nguyên Hùng, Nguyễn Mạnh Hùng, Võ Việt Dũng, Bảo Bôn (2006), Kết quả điều tra đa dạng tiết túc y học tại Côn Đảo. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng. 4, Tr. 66-74.
Phan Trọng Cung, Đoàn Văn Thụ và cs (2001). Bộ Ve Vét - Acarina, Động vật chí Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, Tập 11, 405. [18
Lê Thành Đồng, Trần Nguyên Hùng, Trần Thị Kim Hoa, Mai Đình Thắng, Đoàn Bình Minh. (2015), “Nghiên cứu thành phần loài và phân bố một số nhóm ngoại ký sinh tại một số điểm”. Tạp chí Y học dự phòng, số đặc biệt, Tr. 289-298.
Lê Thành Đồng và cộng sự 2018, Xác định thành phần loài, sự lưu hành tác nhân gây bệnh và đề xuất quy trình giám sát một số loài chân đốt y học ở khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng
Hồ Đình Trung, Nguyễn Văn Châu, Nguyễn Thị Hương Bình và ctv (2006), “Đa dạng sinh học của các chân đốt y học ở vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và vườn Quốc gia Cát Tiên”. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng. 1, Tr. 56 - 70.
A. F. Azad. (1986). Mites of public health importance and their control. World health organization. [4
Valiente Moro C., Chauve C. & Zenner (2005), “Vectorial role of some dermanyssoid mites (acari, mesostigmata, dermanyssoidea)”, Parasite journal. 12, Tr. 99-109.
https://www.redmiteexpert.com/about-mites.aspx
https://www.researchgate.net/figure/The-life-cycle-of-D-gallinae-The-life-cycle-of-PRM-can-be-completed-in-7-days-from-egg_fig1_275279522
https://zookeys.pensoft.net/article/3243/element/2/13/
http://entnemdept.ufl.edu/creatures/livestock/poultry/chicken_mite.htm
https://academic.oup.com/jid/article/210/11/1693/2908554
http://www2.vetagro-sup.fr/etu/DPC/morphologie/Dermanyssusgallinae.html
http://www.sosricci.it/Html/Acaro%20dei%20ratti%20e%20riccio%20africano.htm
https://www.insectimages.org/browse/detail.cfm?imgnum=1274009
BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG - TP. HỒ CHÍ MINH
Số 685 Trần Hưng Đạo - Phường 1 - Quận 5 - TP. Hồ Chí Minh | www.impehcm.org.vn
Điện thoại: 84-028-3923.7117 / 3923.9940 / 3923.7422 / 3923.8091 / 3923.9946 - Fax: 84-8-3923.6734
Giấy phép số 125/GP-BC (9/4/2007)