Muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản

Khoảng 550 loài Culex trên thế giới đã được mô tả, riêng ở Việt Nam khoảng 30 loài, đa số là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Một số loài là vật truyền bệnh quan trọng đối với giun chỉ bancrofti và các bệnh arbovirus như viêm não Nhật Bản. Ở một số vùng, loài này là một mối phiền hà đáng kể.

Vòng đời

Muỗi đẻ trứng từng bè 100 trứng hoặc hơn trên mặt nước. Bè trứng nổi cho tới khi nở, khoảng 2-3 ngày sau. Loài Culex đẻ ở nhiều nơi chứa nước lặng, từ những nơi chứa nước nhân tạo, cống rãnh tới những thảm nước thường xuyên rộng lớn. Loài phổ biến nhất, Culex quinquefasciatus, là mối phiền toái chính và vật truyền bệnh giun chỉ bancrofti, thích đặc biệt đẻ ở nơi nước bẩn có nhiều chất hữu cơ, như chất thải, phân, cây mục. Thí dụ về những nơi này có thể kể đến các hố xí bể, hố xí ngăn, cống tắc nghẽn, mương, máng, giếng bỏ hoang. Ở nhiều nước đang phát triển, Culex quinquefasciatus rất phổ biến ở các đô thị phát triển nhanh, là nơi hệ thống thoát nước và vệ sinh không được bảo đảm.

Culex quinquefasciatus

Culex tritaeniorhynchus, loài truyền bệnh viêm não Nhật Bản ở châu Á ưa nước trong. Thường thấy loài này ở ruộng lúa nước, mương rãnh.

Culex tritaeniorhynchus

Viêm não virus

Viêm não virus là một tình trạng viêm cấp tính não và tủy sống. Có nhiều loại virus cùng gây ra những dấu hiệu và triệu chứng, nhưng khác về mức độ nặng, nhẹ và sự tiến triển. Nhiều người bị nhiễm mà không có triệu chứng. Ở những thể trung bình, có sốt, đau đầu; trường hợp nặng thì có sốt cao, đau đầu, run, hôn mê và liệt. Thường là tử vong khi nhiễm viêm não Nhật Bản, cũng như viêm não thung lũng Murray và viêm não ngựa miền Đông. Người bệnh sống sót thường chậm phát triển trí tuệ và mắc các rối loạn thần kinh.

Sự phân bố và truyền bệnh

Một số loài virus được duy trì ở loài chim, đặc biệt cò, diệc, cò quăm và các loài khác sống gần đầm lầy. Virus, từ nguồn bệnh là chim, được muỗi truyền sang các động vật khác như ngựa, lợn và người. Ngựa bị nhiễm có thể ốm nặng và chết, như ở bệnh viêm não ngựa Venezuela.

Viêm não Nhật Bản xảy ra ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Trước đây, bệnh này xảy ra ở Nhật Bản. Bệnh phổ biến ở những nơi trồng lúa, thường có muỗi Culex tritaenyorhynchus và các loài gần giống loài này, truyền virus từ chim sang lợn và người. Muỗi cũng truyền bệnh từ lợn sang người. Bệnh viêm não ngựa Venezuela thấy ở Trung, Nam Mỹ và miền Nam Hoa Kỳ. Bệnh viêm não ngựa miền Tây và St Louis do virus gây ra có ở Hoa Kỳ và phía bắc Nam Mỹ. Viêm não ngựa miền Đông xảy ra ở miền Đông Hoa Kỳ, Nam Mỹ và nhiều vùng ở châu Á, châu Úc và châu Âu.

Dự phòng, điều trị và kiểm soát bệnh viêm não

Vaccin chống viêm não Nhật Bản được dùng gây miễn dịch cho trẻ em ở một số nước châu Á, nơi có bệnh lưu hành. Cũng đã có vaccine chống viêm não ngựa miền Đông và viêm não ngựa miền Tây. Chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với người bệnh.

Có thể phòng bệnh bằng cách mặc quần áo bảo hộ, sử dụng thuốc xua, dùng lưới bảo vệ nhà cửa, màn, hương xua muỗi và tránh các hoạt động ngoài trời vào buổi chiều. Viêc phun nhà cửa, chuồng gia súc ở các vùng nông thôn để phòng chống muỗi Culex, vật truyền bệnh viêm não Nhật Bản thường không hiệu quả do tập tính đốt mồi và trú ẩn ngoài nhà của loài này. Ở một số vùng, có thể phòng chống được bằng cá, biện pháp phòng chống nơi muỗi đẻ trứng ở ruộng lúa và hệ thống mương máng. Việc phun hóa chất diệt ngoài trời cần áp dụng khi xảy ra dịch. Ở những vùng có bệnh lưu hành, cần nhốt gia súc xa nhà ở. Việc này cần áp dụng đặc biệt với lợn ở những vùng viêm não Nhật Bản lưu hành.

Phun không gian

Phun không gian được hướng dẫn chủ yếu để dập dịch arbovirus. Hóa chất diệt côn trùng và các bước tiến hành giống phòng chống Aedes.

Hóa chất diệt bọ gậy

  • Vùng mục tiêu

Culex quinquefasciatus thường đẻ ở nơi nước ô nhiễm như là hố ga, cống rãnh, hố xí, trong khi Culex tritaeniorhynchus đẻ ở nơi sạch hơn như ruộng lúa, đầm lầy.

  • Hóa chất diệt

Hiện tại chủ yếu dùng organophosphates bất chấp tăng mức độ kháng một số vùng. Chất điều hòa sinh trưởng và B.sphaericus cũng phòng chống tốt.

Bảng: Hóa chất và dạng dung dịch WHO đề nghị sử dụng phòng chống bọ gậy

b: 142-190 l/ha hay 19-47 l/ha nếu có thêm hóa chất diệt;

c: 125-750 g dung dịch/ha;

II: độc trung bình; III: độc nhẹ;

U: không độc trong sử dụng bình thường; NA: không độc

IGR: chất điều hòa sinh trưởng; OP: organophosphates.

  • Các bước áp dụng

Bình bơm tay phun nơi muỗi đẻ, phun trên không cũng được áp dụng ở vùng có rộng lớn với liều 5-10 lít hóa chất/ha để phòng chống Culex tritaeniorhynchus ở ruộng lúa.

  • Chu kỳ xử lý

Khoảng 1-2 tuần thường được yêu cầu cho xử lý tạm thời với dầu khoáng nhẹ hay dầu khoáng nhẹ với hóa chất diệt. Để phòng chống Culex quinquefasciatus organophosphates có thể duy trì hiệu quả 2-8 tuần. Xử lý bằng vi sinh vật 1-2 tuần lệ thuộc vào điều kiện môi trường. Chất điều hòa sinh trưởng 2-20 tuần.

  • Chú ý

Hóa chất diệt bọ gậy thích hợp vùng nước ô nhiễm không thích hợp vùng nước sạch nơi những sinh vật sống khác sẽ bị ảnh hưởng.

Tài liệu tham khảo:

  1. WHO (2006) Pesticides and their application for the control of vectors and pests of public health importance, [available at: http://whqlibdoc.who.int/hq/2006/WHO_CDS_NTD_WHOPES_GCDPP_2006.1_eng.pdf] [view on 25/6/2014].
  2. Jan. A. Rozendaal (2000), người dịch Phạm Huy Tiến, Nguyễn Đức Mạnh, Trần Đức Hinh, Phòng chống vật truyền bệnh, Nxb. Y học, Hà Nội.

CN. Lê Tấn Kiệt
(tổng hợp)

Sponsor links (Provided by VIEPortal.net - The web cloud services for enterprises)
Thiết kế web, Thiết kế website, Thiết kế website công ty, Dịch vụ thiết kế website, Dịch vụ thiết kế web tối ưu, Giải pháp portal cổng thông tin, Xây dựng website doanh nghiệp, Dịch vụ web bán hàng trực tuyến, Giải pháp thương mại điện tử, Phần mềm dịch vụ web, Phần mềm quản trị tác nghiệp nội bộ công ty,