Nước là một thành phần quan trọng trong thiên nhiên và rất cần thiết cho sự sống, nước đóng một vai trò quan trọng trong các lĩnh vực và mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoặt, giải trí, hầu hết các hoạt động trên đều cần nước, nhưng khi nguồn nước bị nhiễm ký sinh trùng nó có thể gây ra nhiều loại bệnh vô cùng nguy hiểm cho con người.
Nguồn nước bị nhiễm ký sinh trùng là một vấn đề nghiêm trọng, nó có thể gây những căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong cho người nhiễm bệnh. Các bệnh liên quan đến nước trên toàn cầu phổ biến gây ra bởi ký sinh trùng bao gồm giun Guine, sán máng (Schistosoma ), Amebiasis, Criptosporidiosis và Giardiasis. Mọi người bị nhiễm các bệnh này khi uống hoặc có tiếp xúc với nước đã bị nhiễm các loại ký sinh trùng này.
Mọi người có thể mắc bệnh giun Guinea khi họ uống nước có chứa các ký sinh trùng Dracunculus medinensis. Nếu một người đã bị nhiễm bệnh với giun Guinea làm việc hay tiếp xúc với nước, tổn thương gặp nước, nốt sần vỡ ra giun cái “xuất” ấu trùng vào nước. Ấu trùng sẽ tìm đến và bám vào động vật giáp xác nhỏ (chân chèo). Sau khi con người uống nước, các chân chèo chết và thả ấu trùng, ấu trùng xâm nhập vào các vật chủ, sau đó xuống dạ dày ruột, khoang bụng, phúc mạc, sau một thời gian chúng di chuyển xuống các chi thường là chi dưới (phát triển thành giun trưởng thành)[1].
Sán máng có thể lây truyền khi con người bơi lội, tắm giặt hoặc làm việc dưới môi trường nước, ấu trùng đuôi của Schistosoma sẽ chủ động tìm đến và xâm nhập vào người bằng cách xuyên qua da, niêm mạc và gây bệnh cho con người [2].
Cryptosporidium là một bệnh có tính quốc tế, hầu hết ở các vùng có khí hậu nhiệt đới hay ôn đới, trong đó xảy ra thường xuyên ở bệnh nhân AIDS. Ở các nước đang phát triển, và nơi mà có thói quen vệ sinh kém, yếu tố quan trọng trong việc lan truyền bệnh là nguồn nước uống không an toàn và có chứa kén hợp tử. Đáng chú ý là cryptosporidiosis đã được xác định trong đợt bùng phát do nguồn nước bị nhiễm ký sinh trùng [3].
Giardia (thể kén) được bảo vệ bởi một lớp vỏ bên ngoài, cho phép nó tồn tại bên ngoài cơ thể trong thời gian dài. Trong khi các loại ký sinh trùng có thể lây lan theo nhiều cách khác nhau, nhưng nguồn nước là đường lây nhiễm phổ biến nhất của Giardia. Giardia là một ký sinh trùng rất nhỏ có gây ra bệnh tiêu chảy và thường gặp là Giardia intestinalis,Giardia lamblia, hoặc Giardia duodenalis[4].
Entamoeba histolytica là một ký sinh trùng đơn bào và thường gọi căn bệnh này là amebiasis (kiết lỵ do amebiasis). Nó thường xảy ra trong ruột già và gây ra viêm, có khoảng 50 triệu người đang bị nhiễm bệnh trên toàn thế giới, chủ yếu là ở các nước nhiệt đới, trong các lĩnh vực vệ sinh môi trường kém. Một người uống nước mà trong nước có bào nang Entamoeba histolytica sẽ bị bệnh kiết lỵ vì amebiasis [5].
Các biện pháp vệ sinh thích hợp rất cần thiết để phòng ngừa bệnh ký sinh trùng qua đường nước, không được uống nước lấy từ môi trường chưa qua xử lý. Khi làm việc trong nước hoặc lội nước nên mang ủng và vệ sinh thân thể sạch sẽ để tránh ký sinh trùng tiếp xúc với da và chui qua da, giáo dục cho cộng đồng về việc ăn chín uống sôi và các thói quen lành mạnh để tránh nhiễm ký sinh trùng. Khi nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng hãy đến các cơ sở chuyên khoa để được tư vấn, khám và chữa trị một cách hợp lý.
Ấu trùng giun tròn Guine trong nước và giun trưởng thành ký sinh trên người
http://www.who.int/dracunculiasis/disease/cycle/en/
Hoàng Anh
Tài liệu tham khảo
BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG - TP. HỒ CHÍ MINH
Số 685 Trần Hưng Đạo - Phường 1 - Quận 5 - TP. Hồ Chí Minh | www.impehcm.org.vn
Điện thoại: 84-028-3923.7117 / 3923.9940 / 3923.7422 / 3923.8091 / 3923.9946 - Fax: 84-8-3923.6734
Giấy phép số 125/GP-BC (9/4/2007)