Nhiều yếu tố, cả về di truyền và môi trường sống đã được cho là có liên quan trong việc gia tăng nguy cơ tâm thần phân liệt. Trong đó, một số yếu tố đã được chấp nhận rộng rãi, như tiền sử gia đình có người bệnh tâm thần phân liệt và một số vẫn đang bị hoài nghi, chẳng hạn như nhiễm Toxoplasma gondii- ký sinh trùng lây truyền qua đất, ăn thịt chưa nấu chín và từ phân mèo.
Một nghiên cứu mới của Giáo sư Gary Smith sử dụng phương pháp dịch tễ học để xác định mối liên quan giữa bệnh tâm thần phân liệt và nhiễm T. gondii. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 1/5 số trường hợp tâm thần phân liệt có thể có liên quan đến loài ký sinh trùng này.
Theo Giáo sư Gary Smith, nhiễm Toxoplasma là rất phổ biến.Do đó, mặc dù chỉ có một tỷ lệ nhỏ phải chịu những hậu quả bất lợi thì vấn đề này cũng sẽ ảnh hưởng đến hàng ngàn người.
Tại Hoa Kỳ, chỉ hơn một phần năm dân số bị nhiễm T. gondii. Phần lớn là không có triệu chứng bệnh. Nhưng có một số đối tượng cần phải được quan tâm. Ví dụ, phụ nữ mang thai bị nhiễm lần đầu tiên, thai nhi có thể chết hoặc bị các vấn đề nghiêm trọng về phát triển. Ở những ngườinhiễm HIV hoặc mắc các bệnh khác làm suy giảm miễn dịch thì nhiễm T. gondii dễ dẫn đến biến chứng ở não, gọi là viêm não toxoplasmic, có thể gây chết người.
Mặc dù, y tế cộng đồng từ lâu đã tin rằng hầu hết mọi người khỏe mạnh sẽ không bị biến chứng nặng khi nhiễm T. gondii nhưng các nghiên cứu gần đây đã tìm thấy bằng chứng về nhiều tác động đáng lo ngại, bao gồm có sự liên kết với bệnh tâm thần phân liệt vì ký sinh trùng được tìm thấy ở trong não cũng như trong cơ bắp. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy một số loại thuốc chống loạn thần có thể ngăn chặn sự tăng sinh của ký sinh trùng. Ngoài ra, các nghiên cứu thực địa và trong phòng thí nghiệm ở chuột nhắt, loài gậm nhấm và người đã cho thấy nhiễm T. gondii gây ra những thay đổi trong hành vi và nhân cách.
Để tiếp tục điều tra mối liên quan này, Smith đã dùng số đophân số quy trách dân số (population attributable fraction- PAF) để xác định mức độ quan trọng của yếu tố nguy cơ, ý nghĩa của PAF là "một tỷ lệ bệnh tâm thần phân liệt sẽ không thể xảy ra trong một dân số nếu không có sự hiện diện của T. gondii."
Phương pháp tính PAF thông thường không phù hợp cho việc xác định mối liên quan giữa bệnh tâm thần phân liệt và T. gondii, bởi vì một số các biến số liên tục luôn thay đổi. Ví dụ, tỷ lệ người nhiễm T. gondii tăng theo độ tuổi. Do đó, giáo sư Smith dùngchỉ số PAF trung bình trong thời gian sống trung bình (average PAF during an average lifetime), tính được là 21,4 %. Nói cách khác, trong một khoảng thời gian sống trung bình, nếu có thể ngăn chặn nhiễm ký sinh trùng T. gondii thì có thể giảm 1/5 ca tâm thần phân liệt. Điều này có ý nghĩavô cùng lớn.
Ở một số quốc gia, tỷ lệ hiện mắc T. gondii cao hơn nhiều so với Mỹ và các nước này cũng có tỷ lệ mắc mới của bệnh tâm thần phân liệt cao hơn
Người bị tâm thần phân liệt bị giảm tuổi thọ đáng kể và nhiều người không thể làm việc. Các thành viên trong gia đình có thể phảitừ bỏ công việc để chăm sóc người thân bị bệnh. Và vì nhiều lý do khác nhau, bệnh tâm thần phân liệtđã làm tiêu tốn 50 – 60 tỷ USD cho chi phí chăm sóc sức khỏe ở Mỹ mỗi năm.
T. gondii thay đổi hành vi của các loài gặm nhấm
ThS. Trần Mỹ Duyên
(Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2014/10/141029133448.htm)
BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG - TP. HỒ CHÍ MINH
Số 685 Trần Hưng Đạo - Phường 1 - Quận 5 - TP. Hồ Chí Minh | www.impehcm.org.vn
Điện thoại: 84-028-3923.7117 / 3923.9940 / 3923.7422 / 3923.8091 / 3923.9946 - Fax: 84-8-3923.6734
Giấy phép số 125/GP-BC (9/4/2007)