1. Đặc điểm tình hình chung:
Hiệp Phước là một xã vùng sâu của huyện Nhà Bè, TPHCM, xã có 4 ấp, 42 tổ với 2.704 hộ, dân số 14.477 người. Trước đây, Hiệp Phước là vùng sốt rét lưu hành nặng nhưng từ khi được chương trình QGPCSR hỗ trợ và sự nổ lực của các ngành có liên quan trong PCSR thì tình hình sốt rét ở đây được cải thiện dần. Trong 4 năm trở lại đây HP không còn ca bệnh SR. Biện pháp phòng chống SR tại địa phương trong khoảng thời gian này chủ yếu là giám sát ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh. Tuy nhiên, việc này triển khai cũng không thường xuyên, không còn áp dụng phòng chống véc tơ bằng hóa chất.
2. Tình hình bệnh nhân SR:
Sau khi phát hiện bệnh nhân mắc sốt rét đều tiên vào ngày 04/7/2011, liên tiếp các ngày sau đó các ca bệnh tăng nhanh đột biến trong 2 tháng 7 và 8/2011 (tháng 7 có 33, tháng 8 có 22 ca được phát hiện). Đến ngày 29 tháng 8 (sau 56 ngày phát hiện ca đầu tiên), tổng số BNSR được phát hiện của xã Hiệp Phước 55, tiếp sau đó từ ngày 30/8 đến 16/9/2011 (19 ngày liên tục không ghi nhận ca mắc mới) rồi ngày 17 & 19/9/2011 phát hiện 2 ca nữa và từ 20/9/2011 cho tới nay không ghi nhận thêm ca nào. Như vậy, đến nay tổng số BNSR của Hiệp Phước là 57 ca, trong đó, 37 nam, 20 nữ, trẻ em dưới 15 tuổi là 13 ca, 3 ca mắc do P.falciparum, số còn lại do P.vivax.
Không có sốt rét ác tính, không có tử vong do sốt rét.
Qua xác minh ca bệnh, xác định các ca sốt rét đều do mắc tại chỗ.
3. Các biện pháp can thiệp phòng chống SR:
Trước tình hình đó, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Tp. HCM đã chỉ đạo, phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng Tp.HCM và địa phương triển khai các biện pháp phòng chống SR như:
1) Tổ chức điều tra vector (ngày 25 – 26/7/2011) bắt được vector chính truyền bệnh SR là An. epiroticus (bằng phương pháp mồi người trong và ngoài nhà) và phát hiện có nhiều ổ bọ gậy, chủ yếu là An. epiroticus. Tuy nhiên, khi mổ muỗi lại không tìm thấy có thoa trùng SR trong tuyến nước bọt.
2) Tiến hành phun tồn lưu và tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi trên toàn xã (từ ngày 04/8 đến 20/8/2011).
3) Chấn chỉnh và củng cố việc điều trị bệnh nhân SR theo phác đồ của Bộ Y tế ban hành năm 2009, không áp dụng điều trị mở rộng.
4) Lấy lam máu xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét tất cả người sống cùng nhà và những hộ dân xung quanh gia đình có bệnh nhân sốt rét. Tăng cường giám sát, phát hiện ca bệnh tại các cơ sở y tế và cộng đồng.
- Lần 1 (ngày 26/7/2011): số lam 120, kết quả 03 lam (+), P. vivax.
- Lần 2 (ngày 8/8/2011): số lam 205, kết quả 02 lam (+), P. vivax
5) Củng cố và tăng cường hoạt động của cơ sở y tế trong việc phát hiện, chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời các ca bệnh sốt rét.
6) Đánh giá hiệu lực của phun tồn lưu và tồn lưu màn với Fendona 10SC sau 1 tháng kể từ khi Phun – Tẩm.
7) Tuyên truyền vận động nhân dân trong vùng hiểu biết và hưởng ứng các biện pháp PCSR (loa phát thanh, phát tờ rơi).
4. Kết quả của các biện pháp can thiệp phòng chống SR:
- Dân số bảo vệ bằng phun tồn lưu 12.978 người (đạt 89,65%) và bằng tẩm màn 11.391 người (đạt 78,68%)
- Từ ngày 20/9 đến nay, không phát hiện thêm bệnh nhân SR mắc mới tuy nhiên TTYTDP Tp. HCM vẫn tổ chức lấy tiếp 430 lam điều tra phát hiện chủ động tại ấp 1, tất cả đều (-)
- Kết quả khảo sát muỗi lần 2, ngày 30/8/2011 (10 ngày sau khi phun tẩm hóa chất diệt muỗi) tại ấp 1 không phát hiện véc tơ truyền bệnh chính.
- Kết quả (sau 1 tháng) đánh giá hiệu lực tồn lưu với phun là: tường 2 còn hiệu lực diệt (chiếm 33,33% số mẫu), tường 1 và tường 3 hết hiệu lực diệt (chiếm tỷ lệ 66,66% số mẫu). Kết quả đánh giá hiệu lực tồn lưu đối với màn tẩm là còn hiệu lực diệt
5. Bài học rút ra từ thực tế
- Công tác kế hoạch: Việc lập kế hoạch cho công tác PCSR của địa phương cần tính đến khả năng diễn biến bất thường của tình hình SR hiện nay, nhất là các ổ dịch hay các xã trọng điểm cũ, tránh tình trạng khi “xảy dịch” lúng túng do thiếu vật tư, hóa chất “chống dịch”
- Công tác giám sát: Muốn phát hiện sớm tình hình SR biến động bất thường đòi hỏi phải chủ động tăng cường giám sát DTSR một cách thường xuyên liên tục, (tránh tình trạng thụ động phát hiện khi bệnh viện báo về rồi mới tiến hành xác minh)
- Công tác điều trị: Để công tác điều trị có hiệu quả cần thường xuyên cập nhật và tuân thủ triệt để phác đồ của Bộ Y tế quy định