Theo Tổ chức Y tế thế giới, tại miền tây Thái Lan, ký sinh trùng P. falciparum có thể đã phát triển khả năng kháng với liệu pháp điều trị sốt rét hàng đầu hiện nay.
Sự xuất hiện của ký sinh trùng kháng thuốc tại khu vực này đã đưa Thái Lan gia nhập vào những “điểm nóng” về sốt rét kháng thuốc phát hiện trước đó tại Campuchia, Việt Nam và Myanmar, càng gây khó khăn cho việc hạn chế sự lây lan của ký sinh trùng kháng thuốc. Bất chấp những nỗ lực ngăn chặn, khả năng chủng ký sinh trùng này có thể lan đến châu Phi, rất có thể xảy ra.
Hai lần trước đây, ký sinh trùng kháng thuốc đã xuất hiện đầu tiên tại Đông Nam Á sau đó lan đến châu Phi (nơi chiếm 90% gánh nặng bệnh sốt rét của thế giới). Cường độ mắc sốt rét tại biên giới Thái Lan-Campuchia tương đối nhẹ, nhưng bằng cách nào đó ký sinh trùng đã phát triển khả năng dung nạp với một số loại thuốc điều trị hàng đầu như chloroquine và sulfadoxine-pyrimethamine.
Hiện nay, liệu pháp điều trị sốt rét dựa trên Artemisinin được xem như là thuốc điều trị hàng đầu được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và giúp kiểm soát tình hình bệnh sốt rét.
Artemisinin được sử dụng như một phần của liệu pháp sử dụng thuốc kết hợp (ACTs), chúng được phối hợp với các loại thuốc có độ tồn lưu lâu hơn trong máu với mục tiêu loại bỏ hoàn toàn ký sinh trùng sốt rét. Cùng lúc tấn công ký sinh trùng sốt rét bằng hai cách, xác suất xảy ra đột biến kháng lại cả hai loại thuốc về lý thuyết là rất thấp.
Ước tính có hơn 250 triệu liều ACT được sử dụng trong năm 2011. Sẽ rất nguy hiểm nếu liệu pháp ACTs mất hiệu quả trong cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét.
Mặc dù liệu pháp sử dụng thuốc kết hợp có hiệu quả vượt trội nhưng tác dụng của nó đang bị suy yếu. Thời gian cần thiết để sạch ký sinh trùng tại vùng biên giới Thái Lan - Campuchia đã kéo dài hơn. Một số ký sinh trùng được tìm thấy tại các khu vực địa lý nhất định, vẫn còn tồn tại sau khi điều trị ba ngày tiêu chuẩn. Thời gian sạch ký sinh trùng kéo dài biểu hiện của hiện tượng kháng thuốc.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, mặc dù quan sát cho thấy có những thay đổi về sự nhạy cảm của ký sinh trùng đối với artemisinin, nhưng hiệu quả lâm sàng và tác động diệt ký sinh trùng của ACTs chưa bị tổn hại. Tuy nhiên, điều trị thất bại ở một số khu vực đã tăng từ 8% năm 2008 lên 28% trong năm 2010.
Bảo vệ artemisinin
Nhiều nỗ lực đã được triển khai để bảo vệ hiệu quả của loại thuốc điều trị sốt rét quan trọng này. Đã 2 lần chứng kiến sốt rét kháng thuốc xảy ra, các nhà nghiên cứu và các cơ quan y tế đang cố gắng xây dựng chương trình ngăn chặn sốt rét kháng thuốc.
Trong thời gian qua, Tổ chức Y tế thế giới đã nỗ lực kiểm soát khu vực kháng thuốc cấp 1 ở Campuchia gần biên giới Thái Lan. Các ca bệnh được giám sát chặt chẽ. Nếu ký sinh trùng kháng thuốc không được loại bỏ hoàn toàn thì sự lan rộng của nó là không thể tránh khỏi.
Một điểm nóng về kháng thuốc mới nghi ngờ xảy ra ở Mae Sot, phía tây Thái Lan, gần biên giới với Myanmar. Mae Sot gia nhập các điểm nóng đã được biết đến ở Campuchia, một tại Việt Nam, và vài khu vực được xác nhận và vài khu vực còn nghi ngờ tại Myanmar. Các nhà khoa học Trung Quốc tại tỉnh Vân Nam (qua biên giới phía bắc của Myanmar) đã công bố kết quả cho thấy thời gian sạch ký sinh trùng đã gia tăng.
Thái Lan đã rất thành công trong việc ngăn chặn bệnh sốt rét bên trong biên giới. Tuy nhiên, những nỗ lực ngăn chặn này phải đối mặt với những khó khăn gần như không thể vượt qua. Những người mang ký sinh trùng với mật độ thấp và không có triệu chứng là nguồn lan truyền ký sinh trùng kháng thuốc.
Kỹ thuật xét nghiệm phát hiện ký sinh trùng sốt rét bằng kính hiển vi không đủ độ nhạy để phát hiện tất cả ca nhiễm ký sinh trùng. Kỹ thuật PCR có độ nhạy cao hơn tuy nhiên kỹ thuật này đắt tiền và đòi hỏi máy móc, trang thiết bị. Và mặc dù PCR có độ nhạy cao hơn so với kính hiển vi nhưng nó vẫn bỏ sót những ca nhiễm với mật độ rất thấp và ký sinh trùng vẫn tiếp tục lan truyền.
Kháng thuốc tại Myanmar
Tình hình kháng thuốc tại Myanmar rất đáng lo ngại. Dân số trong vùng sốt rét kháng thuốc cấp 1 của Campuchia chỉ có 270.000 người. Tại Myanmar, dân số trong khu vực cấp 1 cao hơn 20 lần, khoảng 4,8 triệu người. Khu vực biên giới của Myanmar ở phía bắc và phía đông có tình hình không ổn định lại trùng với các khu vực kháng thuốc. Đồng thời, tình trạng bất ổn ở Myanmar có thể gây ra làn sóng dân di cư. Người tị nạn có thể đến Bangladesh, ví dụ, một người hàng xóm Ấn Độ. Trước đây, ký sinh trùng kháng thuốc được cho là đã quá cảnh từ Ấn Độ đến Kenya.
Di biến động dân và di truyền
Sự lan truyền ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc trong quá khứ cung cấp những bài học cho hiện tại. Châu Phi đã từng xảy ra kháng chloroquine do chủng ký sinh trùng có nguồn gốc từ Đông Nam Á.
Các nhà nghiên cứu nhận ra các alen kháng thuốc mới, sulfadoxine-pyrimethamine (SP), đã được phân bố trên khắp lục địa ở tần số thấp. Nếu không có biện pháp can thiệp thích hợp, làm gia tăng sự lan truyền ngẫu nhiên của chủng kháng trong quần thể. Khi sử dụng SP như thuốc điều trị hàng đầu sự kháng thuốc xảy ra nhanh chóng vì các cơ sở di truyền đã có sẵn. Chỉ cần thêm áp lực lựa chọn thuốc thì các alen kháng thuốc sẽ phát triển và chiếm ưu thế trong quần thể ký sinh trùng.
Đề kháng với SP dễ dàng phát hiện do xuất hiện đột biến điểm trong reductase dihydrofolate và gen synthase dihydropteroate cung cấp các chỉ dấu sinh học đáng tin cậy.
Sự vắng mặt của chỉ dấu sinh học không chỉ làm cho chủng kháng artemisinin khó phát hiện, nó còn gây khó khăn cho việc phát hiện sự lây lan của các chủng đột biến mới trong số các chủng đột biến đang tồn tại. Nếu chủng kháng thuốc tại khu vực Đông Nam Á chỉ tồn tại độc lập, chúng không lan truyền cho sự phát triển kháng thuốc tại châu Phi.
Lược dịch từ “Drug resistant malaria takes new ground, raising fears of global spread”, tác giả Robert Fortner; http://arstechnica.com/science/news/2012/03.
BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG - TP. HỒ CHÍ MINH
Số 685 Trần Hưng Đạo - Phường 1 - Quận 5 - TP. Hồ Chí Minh | www.impehcm.org.vn
Điện thoại: 84-028-3923.7117 / 3923.9940 / 3923.7422 / 3923.8091 / 3923.9946 - Fax: 84-8-3923.6734
Giấy phép số 125/GP-BC (9/4/2007)