Bệnh dịch hạch là căn bệnh rất nguy hiểm, bệnh làm chết hơn 20 triệu người Ấn Độ vào những năm 1900. Căn bệnh này đã được phát hiện tại châu Âu từ năm 1346 và được mệnh danh là cái chết đen. Bệnh dịch hạch gây ra bởi tác nhân Yersinia pestis – tác nhân này được tìm thấy trên cả 5 châu lục và gây bệnh cho rất nhiều động vật sống trong các môi trường sinh cảnh khác nhau. Người mắc bệnh do bọ chét có mang mầm bệnh dịch hạch đốt phải. Khi bị nhiễm tác nhân gây bệnh, có thể có các thể bệnh khác nhau, trong đó có thể phổi và gây nên tình trạng viêm phổi. Người bệnh dịch hạch có tình trạng viêm phổi sẽ tử vong nhanh chóng và có khả năng lây truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp của người bệnh. Năm 1910, một đợt bùng phát bệnh dịch hạch viêm phổi ở Mãn Châu (Trung Quốc) giết chết gần 60.000 người chỉ trong khoảng 7 tháng.
Theo báo cáo của các cơ quan y tế, đợt bùng phát bệnh dịch hạch có kèm theo viêm phổi vào tháng 9 năm 2017 tại Antananarivo, thủ đô của Madagascar. Antananarivo có dân số hơn 2 triệu người, với mật độ dân số cao và đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn với rất ít cơ sở hạ tầng y tế công cộng và các cơ sở chăm sóc sức khỏe cho người dân. Dưới sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và sự nổ lực của các cơ quan chính quyền của Antananarivo, chỉ trong vòng 2 tháng sau vào ngày 27/11/2017, cơ quan y tế địa phương đã công bố ổ dịch đã được khống chế. Mối nguy hiểm trước mắt đã qua, nhưng nguy cơ bùng phát dịch trong tưng lai vẫn còn và điều quan trọng nhất là chúng ta phải rút ra được bài học kinh nghiệm từ sự kiện đó.
Trong Tạp chí Lancet, tác giả Rindra Randremanana và các cộng sự đã báo cáo một phân tích có hệ thống và chi tiết về sự bùng phát bệnh dịch hạch có kèm theo viêm phổi tại các đô thị. Các tác giả đã có đóng góp rất lớn cho y học khi đã đưa ra khuyến cáo cần có sự điều chỉnh về hình thức chẩn đoán, kiểm tra lại mẫu và phân loại lại các trường hợp bệnh. Cùng với những phát hiện quan trọng khác, phân tích cho thấy rằng vụ dịch không quá nghiêm trọng như nhận định ban đầu. Trong số 1878 trường hợp nghi ngờ lâm sàng về bệnh dịch hạch viêm phổi với hầu như tất cả các trường hợp được xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, chỉ có 32 (2%) được xác nhận là bệnh dịch hạch, và 8 người (24%) trong số này tử vong. Một trường hợp khác (21%) được phân loại là bệnh dịch hạch có thể xảy ra, nhưng chỉ một phần trong số này có khả năng là nhiễm trùng thực sự.
Nhận định được đưa ra từ tình huống trên cho rằng ổ dịch này có thể do một hay hai tác nhân gây bệnh khiến cho bệnh có thể truyền từ người sang người. Tuy nhiên, qua xem xét số lượng ca bệnh và sự phân bố trên thực tế ít hơn qua các thời gian, có thể sự bùng phát ổ dich hiện tại ở Madagasca là các ổ dịch nhỏ đơn lẻ cùng với các trường hợp mắc bệnh viêm phổi riêng lẻ phát sinh độc lập với việc lây nhiễm dịch hạch. Với sự hỗ trợ từ các thiết bị phân tích phân tử, các nhà nghiên cứu đã thí nghiệm trên động vật và nhận thấy các vụ dịch bùng phát do sự lây truyền đồng thời của nhiều chủng tác nhân gây bệnh từ môi trường, chứ không phải là chỉ lây truyền trong một dòng đơn lẻ. Sự khác biệt này rất quan trọng đối với bệnh dịch hạch vì nó nói lên hiệu quả của các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh. Bệnh dịch hạch thể viêm phổi không phải là bệnh truyền nhiễm cao, và có thể ngăn cản sự lây truyền từ người sang người thông qua các chiến dịch giáo dục và đơn giản cách ly người bệnh với cộng đồng. Trong vụ dịch tại Madagasca, việc kiểm soát lây truyền từ người sang người có thể hiệu quả hơn dựa vào dự đoán từ đường cong dịch bệnh. Phân tích sinh học phân tử của các mẫu được phân lập từ ổ dịch sẽ làm tăng thêm khả năng dự đoán dịch bệnh.
Mặc dù sự bùng phát bệnh dịch hạch ở Madagasca không quá lớn như nhận định ban đầu, nhưng sự kiện này cũng không kém phần quan trọng. Tại một quốc gia vốn đã nghèo nàn, sinh hoạt phí cao và xã hội bị chia rẽ, và không thể biết điều gì sẽ xảy ra khi việc thực thi trách nhiệm không được đảm bảo. Tuy nhiên, để ngăn chặn và kiểm soát sự bùng phát của bệnh dịch hạch thể viêm phổi theo các nhà nghiên cứu cho rằng đây là một việc làm không khó khi chúng ta có sự hiểu biết về bệnh và các phương pháp điều trị có hiệu quả. Sự bùng phát này nhấn mạnh sự cần thiết phải hiểu biết sâu và chẩn đoán xác định chính xác có thể sử dụng trong các cơ sở y tế còn hạn chế về trang thiết bị, để tiến tới các phương pháp điều trị ít độc hại và hiệu quả, trong đó quan trọng nhất có lẽ là tăng cường giáo dục và truyền thông y tế công cộng. Trong thời kỳ hiện đại, nỗi sợ hãi và sự ngờ vực của công chúng có thể là những trở ngại lớn trong việc dập tắt sự bùng phát của bệnh dịch hạch. Bệnh dịch hạch nguy hiểm, nhưng ngày nay đã không cỏn là vấn đề quá lo lắng như trước đây.
ThS. Lê Tấn Kiệt; BS. Nguyễn Bá Nam
Bài viết “Epidemics of plague past, present, and future”, đăng trực tuyến ngày 28/03/2019 trên tạp chí Lancet; http://dx.doi.org/10.1016/S1473-3099(18)30794-1
BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG - TP. HỒ CHÍ MINH
Số 685 Trần Hưng Đạo - Phường 1 - Quận 5 - TP. Hồ Chí Minh | www.impehcm.org.vn
Điện thoại: 84-028-3923.7117 / 3923.9940 / 3923.7422 / 3923.8091 / 3923.9946 - Fax: 84-8-3923.6734
Giấy phép số 125/GP-BC (9/4/2007)