Các bệnh do véc tơ truyền thường tồn tại trong cùng môi trường, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội; đặt biệt là những nước đang phát triển trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bệnh sốt rét gây ra tỷ lệ chết và tỷ lệ mắc nhiều hơn hết trên phạm vi toàn cầu, sau đó là sốt xuất huyết, giun chỉ, viêm não Nhật Bản, Leismaniasis, Onchocerciasis, Shistosomiasis, Trypanosomiasis, Chikungunya, Rift Valley fever, West Nile virus, Yellow fever v.v.
Một trong những biện pháp quan trọng phòng chống bệnh là quản lý véc tơ. Kế hoạch cụ thể và mục tiêu rõ ràng phòng chống véc tơ sẽ làm giảm và cắt đứt sự lan truyền bệnh. Sốt rét là một ví dụ cho thấy sự thành công trong quá khứ mà phòng chống véc tơ có vai trò quyết định.
Sơ lược lịch sử
Trước chiến tranh thế giới II, phòng chống véc tơ chủ yếu dựa vào quản lý môi trường, tìm hiểu các loài véc tơ qua chổ đẻ trứng để làm vệ sinh môi trường. Trong thời gian này cho thấy biện pháp quản lý môi trường có tác động rõ rệt đến bệnh. Tuy nhiên phòng chống véc tơ chưa có chương trình cụ thể.
Sau chiến tranh thế giới II, DDT được phát minh đã làm thay đổi tất cả. Phun tồn lưu làm giảm số lượng muỗi sốt rét, giảm tuổi thọ của muỗi và làm giảm sự truyền bệnh của nhiều bệnh do véc tơ truyền khác. Sốt rét được giới hạn một số nước. Sau thời gian sử dụng hóa chất, muỗi đã trở nên kháng là nguyên nhân thất bại của một số nước chỉ dựa vào hóa chất mà các biện pháp quản lý môi trường và các biện pháp thay thế khác bị bỏ qua. Sau DDT những hóa chất khác cũng được phát triển và sử dụng phòng chống véc tơ. Pyrethroid là thế hệ sau cùng được phát triển thập niên 1980 và hiện nay được sử dụng chủ yếu trong phòng chống véc tơ.
Những vấn đề hạn chế
Để đạt mục tiêu toàn cầu quản lý lồng ghép phòng chống véc tơ các biện pháp được triển khai. Tuy nhiên có nhiều yếu tố làm hiệu quả phòng chống véc tơ giảm thấp như:
- Năng lực xây dưng và triển khai phòng chống véc tơ không đáp ứng, không giám sát.
- Chương trình phòng chống véc tơ thường tập trung vào các bệnh riêng lẻ, không phối hợp một cách toàn diện trong y tế; mà điều này làm giảm tính bền vững kết quả phòng chống.
- Mô hình phòng chống véc tơ bị ảnh hưởng bởi khí hậu, suy thoái môi trường, đô thị hóa. Điều này cần có một hướng quản lý thích hợp chủ động để phòng chống véc tơ.
- Những bộ ngành khác như: nông nghiệp, xây dựng, khai khoáng và thủy lợi không nhận thức đầy đủ hậu quả sự phát triển côn trùng gây bệnh.
- Sự kháng hóa chất.
Bước đầu quản lý lồng ghép phòng chống véc tơ (Integrated vector management: IVM)
- 2004 WHO đã thông qua chiến lược toàn cầu IVM và bước đầu thưc thi biện pháp phòng chống véc tơ theo hướng mới.
- 2007 WHO đề nghị tuyên truyền,vận động xã hội để phối hợp các chương trình phòng chống bệnh do véc tơ truyền. WHO đề nghị có sự giám sát, đánh giá và nghiên cứu.
- 2008 WHO tuyên bố khẳng định, ủng hộ IVM trong phòng chống véc tơ. Liên hợp quốc cũng có hội nghị để khẩn trương triển khai chính sách và chiến lược IVM.
- 12/2008 hội nghị toàn cầu được tổ chức xây dựng kế hoạch thực thi IVM.
- 2009-2011, phát động chiến lược vận động toàn cầu, huấn luyện, xây dựng mạng lưới IVM, nghiên cứu và đánh giá IVM.
Khái niệm IVM
IVM được định nghĩa như là một quá trình thực hiện một cách hợp lý sử dụng tối ưu nguồn lực để phòng chống véc tơ.
Tính chủ đạo IVM là trên bằng chứng cơ sở và hướng kết hợp để phòng chống véc tơ. IVM khuyến khích sử dụng lồng ghép nhiều biện pháp can thiệp. IVM tác động tới nhiều bệnh, bởi vì nhiều véc tơ có thể truyền nhiều bệnh và một số biện pháp tác động tới nhiều véc tơ. IVM giảm phụ thuộc vào hóa chất. IVM được lợi từ IPM trong nông nghiệp nơi áp dụng hóa chất là biện pháp sau cùng.
IVM khuyến khích phối hợp giữa các bộ phận như y tế, cộng đồng và các bộ phận khác. Ở cấp độ nhà nước thực thi IVM yêu cầu phải có nội quy, quy định về sức khỏe cộng đồng và quy chế tổ chức. Hơn nữa, một chiến lược cộng đồng cần sự ủng hộ giữa các cơ quan liên hiệp quốc và nhà tài trợ.
Yếu tố chìa khóa IVM là :
- Vận động, huy đông xã hội và luật pháp.
- Phối hợp y tế và bộ phận khác.
- Lồng ghép (integrated approach).
- Xây dựng kế hoạch trên tình hình thực tế.
- Năng lực xây dựng kế hoạch. Những yếu tố này cần được sự ủng hộ bởi luật và quy định.
Giải quyết vấn đề
- Để phòng chống véc tơ có bằng chứng cơ sở hơn và sự kết hợp tốt hơn trong tất cả các mặt là nhiệm vụ không đơn giản. Nhiều quốc gia, vấn đề phòng chống bệnh véc tơ bị hạn chế nguồn lực và cở sở hạ tầng không đáp ứng.
- Sự ủy thác cho tuyến huyện lên kế hoạch, ngân sách mà không có kỹ năng chuyên sâu. Hậu quả làm giảm sự quan tâm cho phòng chống véc tợ
- IVM yêu cầu quan sát thực địa, điều tra, phân tích tình trạng làm cơ sở lên kế hoạch. Phân chia chương trình phòng chống véc tơ tăng hiệu quả và giảm lãng phị
- Cải thiện sử dụng nguồn lực và hiệu quả.
Chính sách & Tổ chức
- Vấn đề: như thế nào chích sách và tổ chức ảnh hưởng hơn vào chiến lược IVM.
- Để tăng cường phòng chống véc tơ bằng tăng cơ sở bằng chứng địa phương, kết hợp biện pháp can thiệp nơi thích hợp, kết hợp trong y tế và kết hợp bộ, ngành khác.
- IVM sẻ thất bại hoặc không thể thực hiện nếu không được ủng hộ từ chính sách thích hợp với quy định về sức khỏe cộng động, pháp luật và chương trình thích hợp.
- Cần có chính sách rõ ràng cho những bước đầu chiến lược IVM, cũng như sự sắp xếp nhiệm vụ và vai trò của tổ chức và thành phần tham gia khác phải cụ thể.
Phân tích vấn đề
- Để cải thiện hệ thống quốc gia phòng chống véc tơ, phân tích vấn đề hiện tại, nguyên nhân là cần thiết để chỉ ra những hạn chế. Phân tích vấn đề giúp xác định yếu tố làm giảm hiệu quả chiến dịch phòng chống véc tơ hay mặt trái của nó.
- Thiếu khả năng thực hiện quyết định trên tình hình địa phương, chương trình phòng chống bệnh thường theo ngành dọc hơn là kết hợp, chương trình thường cứng nhắc hơn là linh động. Những bộ phận khác và cộng đồng thường không liên quan và sự kháng hóa chất cũng là một hạn chế. Ví dụ: Thiếu ưu tiên cho phòng chống véc tơ là do thiếu hiểu biết vai trò phòng chống véc tơ, thiếu thông tin giữa các bộ là do không có ý nghĩa hay cơ hội, lệ thuôc hóa chất diệt côn trùng do không có thông tin và phương pháp thay thế.
- Vấn đề là có thể giải quyết nguyên nhân hạn chế: có thể yêu cầu thay đổi chính sách ở bộ hay nhà nước, thay đổi sắp xếp tổ chức.
- Phân tích vấn đề là công cụ thiết yếu của nhu cầu đánh giá phòng chống véc tơ, Cần nghiên cứu sâu để hướng dẫn đối với những nước có bệnh đặc trưng.
Môi trường chính sách
- Vấn đề chung kiểm soát véc tơ liên quan phạm vi rộng của vấn đề mà thay đổi là cần thiết như xây dựng năng lực, mô tả công việc, ứng dụng nghiên cứu, kết hớp với các bộ nghành, phân cấp, trao quyền cộng đồng và giám sát véc tơ.
- Để có thể chính phủ thực hiện những quyết định trên vấn đề này, cần chính sách ủng hộ ở cấp nhà nước hay cấp bộ.
Phân tích chính sách
- Chính sách của chính phủ được xác định là vị trí hay lập trường trên một vấn đề. Bản chất chính sách là bắt buộc hay khuyến khích.
- Phân tích xác định những khó khăn, mâu thuẩn trong chính sách cộng đồng để phát triển chiến lược IVM.
- Y tế: chính sách hiện liên quan IVM là chính sách y tế quốc gia, hệ thống y tế kết hợp phòng chống véc tơ, hướng dẫn phòng chống véc tơ, luật và qui định hóa chất và chương trình phòng chống véc tơ hiện tại.
- Nông nghiệp: chính sách liên quan sử dụng hóa chất và thực thi IPM, chính sách thủy lợi hay dự án phát triển có thể cản trở IVM.
- Môi trường: chính sách quản lý môi trường, nước, đất.
- Chính quyền địa phương: chính sách vệ sinh, cộng đồng và giáo dục.
- Liên quan các ngành: chính sách nhà nước, cấp bộ, ủy ban IVM, chính sách vĩ mô cải cách hệ thống y tế, cộng đồng.
- Chính sách quốc tế và khu vực có thể ảnh hưởng việc thực hiện IVM:
- WHO cũng soạn thảo chính sách IVM toàn cầu và khu vực.
- WHA tán thành IVM. Giảm lệ thuộc hóa chất, POPs
- Cụ thể là các chính sách về:
+ Sự quản lý hóa chất ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng.
+ IPM trong nông nghiệp.
+ Tiêu chuẩn xây dựng kết hợp phòng chống véc tơ.
+ Sự ủng hộ của hệ thống y tế địa phương.
+ Vệ sinh môi trường ngăn nơi đẻ của muỗi.
+ Giáo dục nâng cao y thức cộng đồng.
+ Phân quyền xây dựng quyết định và tài chính.
Công cụ chính sách
Luật; Qui định; Chương trình thuyết phục và cụ thể. Ví dụ:
Tăng cường liên kết
- Y tế, nông nghiệp, môi trường, xây dưng thường không liên kết với nhau ngay cả trong một ngành các bộ phận cũng có sự tách biệt và điều này thì không tác động hiệu quả trong phòng chống véc tơ.
- Liên kết giữa nghiên cứu và ứng dụng cần tăng cường. Mâu thuẩn giữa các ngành không liên quan hay trong nghiên cứu có thể giải quyết, những hạn chế, cơ hội bằng cải cách chính sách và tăng cường phối hợp.
- Các lĩnh vực có thể phát triển mục tiêu chung như: sự phát triển kinh tế và tình trạng sức khỏe có ảnh hưởng lẩn nhau. Các bộ ngành nên thực hiện các tác động hỗ trợ . Ví dụ: phương pháp có lợi cho nông nghiệp mà cũng có lợi cho phòng chống véc tơ.
- Sự sắp xếp, tổ chức, hướng dẫn tốt, yêu cầu có sự đào tạo cơ bản từ các chuyên gia trong mỗi bộ ngành.
Thành lập Ủy ban
- Ủy ban về IVM với sự ủng hộ cấp bộ được thành lập giữa các bộ và có trách nhiệm để hổ trợ sự hài hòa chính sách và sự sắp xếp tổ chức và cung cấp những chiến lược trực tiếp cho nghiên cứu và thưc thi liên quan IVM.
- Dưới ủy ban, Đội thực hiện công việc cụ thể được thành lập với những điều khoản. Ví dụ như xây dựng kế hoạch, giám sát và đánh giá.
- Ủy ban sẻ hướng dẫn hoạt động của Đội và đánh giá thực hiện ở thực địa.
- Thành viên ủy ban là đại diện cho Y tế, Môi trường, Nông nghiệp, Thương mại, Chính quyền địa phương.
Đầu mối IVM
- Trong chiến lược IVM đa đối tác, rất quan trọng để có một đầu mối. Bộ y tế đóng vai trò chủ đạo.
- Đầu mối cần có tổng quan hoạt động liên quan IVM , tiếp cận mỗi thành viên của ủy ban và những người tham gia thực hiện chủ yếu.
- Nhiệm vụ chính của đầu mối để quản lý mạng lưới công việc giữa các đối tác và phối hợp thực thi những đề nghị của Ủy ban.
- Ngoài ra một đầu mối quốc gia cũng sẻ có lợi tới đầu mối IVM ở mức độ huyện và ngay cả thôn ấp.
Những bên có trách nhiệm
- Những người được quyền lợi chủ yếu IVM là cộng đồng từ sự thay đổi phòng chống véc tơ.
- Những bên liên quan khác với sự đóng góp trực tiếp IVM là y tế, nông nghiệp, môi trường, thương mại và chính quyền địa phương.
- Các bên liên quan quan trọng khác là bộ phận tư nhân trong vùng kinh tế đặc biệt như mỏ, du lịch, kinh doanh, trồng trọt.
- Tổ chức xã hội là những người vận động, tuyên truyền và thưc hiện của IVM ở mức độ quốc tế, quốc gia, địa phương.
- Tổ chức đào tạo thì cần thiết để xây dựng năng lực và cơ sở nghiên cứu nhằm tăng cường bằng chứng cơ sở thực hiện quyết định và đánh giá tác động.
- Vai trò quốc tế IVM đặc biệt là tổ chức Liên Hiệp Quốc như WHO, FAO, UNEP và UNDP và tổ chức song phương, cơ quan cung cấp kỷ thuật và quỹ.
CN. Lê Tấn Kiệt
(dịch từ Intergrated Vector Management Handbook, WHO)