1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI
Giới | Động vật |
Ngành | Chân khớp |
Lớp | Hình nhện |
Phân lớp | Acarina |
Bộ | Acariformes |
Phân bộ | Trombidiformes |
Liên họ | Trombidioidea |
Họ | Trombiculidae |
2. THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ
2.1. Trên thế giới
Linnaeus (1758) đã đề cập tới việc phân loại mò nhưng chưa sắp xếp các loài vào hệ thống phân loại. Đến năm 1783 Charles de Geer mới sắp xếp các họ vào trong bộ Acariformes. Năm 1974, Nadchatram và Dohany, xây dựng khoá định loại cho 50 giống và phân giống của họ Trombiculidae vùng Đông Nam á, đồng thời cũng cho biết trên thế giới có khoản;g 1900 loài thuộc họ này đã được công bố; khu vực châu Á-Thái Bình dương có khoảng 600 loài, trong đó vùng Đông Nam Á có 350 loài, chủ yếu được phát hiện ở Thái Lan (khoảng 250 loài) và Malaysia. Các nước ở vùng châu Á-Thái Bình Dương đã có những công trình nghiên cứu về mặt khu hệ mò khá hoàn thiện. Nhật Bản đã công bố 73 loài, thuộc 11 giống; các khoá định loại tới loài và phân loài, vai trò dịch tễ và biện pháp phòng chống mò (Takeo Tamiya, 1962). Thái Lan đã công bố danh sách gồm 121 loài thuộc 27 giống, kèm danh sách các loài vật chủ và phân bố của từng loài mò (Panita Lakshana, 1973). Trung Quốc đã công bố khoá định loại cho 131 loài, thuộc 14 giống (Wen Tin - Whan (1978). Tại Lào đã phát hiện được 53 loài, thuộc 15 giống (Nadchatram et Dohany, 1964). Brennan và Goff (1977) đã đưa ra khoá định loại 87 giống mò vùng Tây bán cầu, đồng thời thông báo trên thế giới đã phát hiện được 3000 loài (dưới 10% số loài đã biết ở giai đoạn sau ấu trùng). Theo Brennan và Goff, 1977 khi trên thế giới đã phát hiện được 210 giống (trong đó 66 giống được phát hiện ở dạng strưởng thành) thuộc bộ Trombidiformes Reuter, 1909 (dẫn theo Nguyễn Văn Châu và cộng sự) [1].
2.2. Việt Nam
Ở Việt Nam, trước năm 1955 chỉ mới biết 3 loài là Euschoengastia indica, Eutrombicula wichmanni và Trombicula deliensis (André, 1954). Năm 1956, Grochovskaia cùng chuyên gia Việt Nam đã tiến hành điều tra tại 9 tỉnh của miền Bắc, đã phát hiện 43 loài, 17 giống; trong đó có 22 loài mới cho khoa học (dẫn theo Nguyễn Văn Châu và cộng sự) [1]. Năm 1962- 1966 đoàn điều tra động vật ký sinh trùng do Uỷ ban khoa học Kỹ thuật Nhà nước; Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng và một số trường đại học ở Hà Nội điều tra động vật - ký sinh ở 12 tỉnh miền Bắc, đã thu thập được 18 loài mò, thuộc 6 giống và 4 phân giống. Tiếp đó là các công trình nghiên cứu của Nguyễn Kim Bằng (1971), tác giả đã công bố danh sách gồm 56 loài, thuộc 9 giống và 6 phân giống, đã bổ sung cho khu hệ mò Việt Nam 6 loài (dẫn theo Nguyễn Văn Châu và cộng sự) [1]. Domrow (1962); Nadchatram và Traub (1964, 1967); Parson và cộng sự (1967) đã tiến hành thu thập mò ở miền Nam. Năm 1968-1969, Hadi và Canrney đã điều tra mò trên thú nhỏ ở các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và Côn Đảo, thu được 8 loài, thuộc 5 giống; bổ sung 3 loài cho khu hệ mò Việt Nam, trong đó có 2 loài mới là Leptotrombidium (Trombiculindus) vanpeeneni và Helenicula. Họ Trombiculidae ở Việt Nam có số lượng giống và loài phong phú, gồm 23 giống, 106 loài và phân loài; trong đó có 17 loài đặc hữu. Nếu so với khu vực Đông Nam á và các nước lân cận thấy rằng: khu hệ mò Việt Nam chiếm 64,8% số giống và 31% số lượng loài mò khu vực Đông Nam Á. Khu hệ mò Việt Nam mang đặc điểm khu hệ mò vùng ấn Độ - Mã Lai [1]. Năm 2017, Nguyễn Văn Châu, đã thống kê họ mò Trombiculidae ở Việt Nam có 99 loài, 25 giống, 2 phân họ. Phân họ Trombiculinae có 94 loài, số loài trong các giống như sau: Ascoschoengastia 6 loài: Ascoschoengastia (Laurentella) audyi, As. (L.) canus, As. (L.) indica, As. (L.) lorius, As. (L.) octovia, As. (L.) rolui;, Blankaartia 2 loài: Blankaartia acuscutenlatis, B. kwanacara; Cheladonta 1 loài: Cheladonta ( Cheladonta) neda; Chiroptella 1 loài: Chiroptella (C.) giga; Doiloisia 4 loài: Doiloisia ( Doloisia) alata, D. (D.) brachypus, D. (D.) fulminans, D. (D.) gigantens; Eutrombicula 2 loài: Eutrombicula hirsti, Eu. Wichmanni; Fonsecia 1 loài: Fonsecia fassciata; Gahrliepia 19 loài: Gahrliepia (Gahrliepia) elbeli, G. (G.) mirabilis, G. (G.) octosetosa, G. (G.) pintanensis, G. (G.) tenella, G. (G.) yangchenensis, G. (Walchia) chinensis, G. (W.) delicatula, G. (W.) dismina, G. (W.) disparunguis, G. (W.) ewingi, G. (W.) isonichia, G. (W.) kritochaeta, G. (W.) lupella, G. (W.) micropelta, G. (W.) neosinensis, G. (W.) pacifica, G. (W.) parapacifica, G. (W.) rustica; Helenicula 6 loài: Helenicula consonensis, He. kohlsi, He. lanius, He. mutabilis, He. selvana, He. Semana; Hypogastia 1 loài: Hypogastia stekolnikovi; Leptotrombidum 25 loài: Leptotrombidium (Leptotrombidium) akamusi, L. (L.) alopeciatum, L (L.) arvina, L. (L.) deliense, L. (L.) fuller, L. (L.) globosum, L. (L.) gracipalpe, L. (L.) horridum, L. (L.) magnum, L. (L.) monstrosum, L. (L.) nguyenvannaii, L. (L.) rectanguloscuta, L. (L.) scutellare, L. (L.) striatum, L. (Trombiculindus) daucata, L. (T.) gateri, L. (T.) griselda, L. (T.) hastatum, L. (T.) vanpeeneni, L. allosetum, L. hanseni, L. kunshui, L. paradux, L. turdicola, L. taiyuanense; Lorillatum 3 loài: Lorillatum attapina, Lo. kianjoei, Lo. oreophilum; Microtrombicula 3 loài: Microtrombicula (Microtrombicula) fulgida, Mic. (M.) munda, Mic. (M.) vitosa; Neoschoengastia 7 loài: Neoschoengastia americana hexasternosetosa, Ne. americana solomonis, Ne. gallinarum, Ne. moticola, Ne. posekanyi, Ne. vietnamensis, Ne. longitarsalis, Ne. vietnamensis; Neotrombicuala 3 loài: Neotrombicula anax, Neotrombicula elegans, Neotrombicula wemi; Pseudoschoengastia 1 loài: Pseudoschoengastia ratoides;Siseca 1 loài: Siseca rara; Schoengastia 3 loài: Schoengastia obtusispura, Sc. palmate, Sc. Pseudoschuffneri; Toritrombicula 1 loài: Toritrombicula dicrura; Trombigastia 1 loài: T. chrotogalis;Walchiella 2 loài: Walchiella impar, Wa. Traubi; Schoutedenichia 1 loài: Schoutedenichia centralkawangtunga (= Schoutedenichia alongensis); phân họ Leeuwenhoekiinae có 5 loài, số loài trong các giống như sau: Odontacarus 1 loài: Odontacarus audyi; Shunsenia 1 loài: Shunsenia sp.; Whartonia 3 loài: Whartonia caobangensis, Wh. Prima, Whartonia salifa[4].
2.3. Khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng
Cho đến nay khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng đã phát hiện được 26 loài Ascoschoengastia (Laurentella) indica, As. (L.) canus, As. (L.) lorius, Chiroptella sp., Chiroptella giga, Eutrombicula hirsti, Eu. wichmanni, Gahrliepia (Walchia) chinensis, G. (W.) dismina, G. (W.) disparunguis, G. (W.) ewingi, G. (W.) kritochaeta, G. (W.) lupella, G. (W.) micropelta, G. (G.) yangchensis, Leptotrombidium (Leptotrombidium) allopeciata, L. (L.) deliense, L. (L.) fuleri, L. (L.) striatum, L. (T.) hastatum, Neoschoengastia sp., Neoschoengastia gallinarum, Schoengatia sp., Schoengastia pseudoschuffneri, Siseca rara, Walchiella traubi. Trong đó các loài thuộc giống Gahrliepia, Leptotrombidum, Ascochoengastia phổ biến trong khu vực. Các nghiên cứu được thực hiện bơỉ các tác giả sau:
Nguyễn Văn Châu và cộng sự (2006), điều tra động vật chân đốt tại Vườn Quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai và Lâm Đồng), đã thu thập được 12 loài mò: As.(L.) indica, G. (W.) ewingi, G. (W.) kritochaeta, G. (W.) lupella, G. (W.) micropelta, G. (G.) yangchensis, Eu. wichmanni, L. (L.) deliense, L. (L.) fuleri, L. (T.) hastatum, Siseca rara, W. traubi]. Nguyễn Văn Châu và cộng sự (2008) đã thông báo tại Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ có 6 loài mò: As. (L.) Indica, Eu. wichmanni, Neoschoengastia gallinarum, G. (W.) ewingi, G. (W.) lupella, L. (L.) deliense [2].
Vũ Đức Chính và cộng sự (2006), cho biết đã thu thập được 7 loài mò tại Côn Đảo: As. indica, G. (G.) yangchenesis, G. (W.) lupella, Eu. wichmanni, L. (L.) deliense, L. (L.) fulleri [5].
Nguyễn Văn Châu và cs (2011). Thông báo tại Huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) có 13 loài mò là: As. (L.) indica, Chiroptella giga, Chiroptella sp., Eu.wichmanni, Eu. hirsti, G. (W.) dismina, G. (W.) disparunguis, G. (W) lupella, L. (L.) deliense, L. (L.) fuleri, Neoschoengastia gallinarum, Sc. pseudoschuffneri, Schoengatia sp. [3].
Lê Thành Đồng và cs (2015). Thông báo khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng, có 17 loài, As. (L.) canus, As. (L.) indica, As. (L.) lorius, Chiroptella s;p., Eutrombicula wichmanni, Eu. hirst,Gahrliepia (Walchia) kritochaeta, G. (W.) lupella, G. (G.) yangchensis, G. (W.) chi;nensis, Leptotrombidium (Leptotrombidium) allopeciata, L. (L.) deliense, L. (L.) fuleri, L. (L.) striatum, L. (L.) fuleri, Neoschoengastia sp. và Walchiella traubi [6].
Lê Thành Đồng và cs 2018. Xác định thành phần loài, sự lưu hành tác nhân gây bệnh và đề xuất quy trình giám sát một số loài chân đốt y học ở khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng, kết quả thu thập được 5 giống, 11 loài là: As. (L.) indica, As. (L.) indica, Choengastia sp., Eu. wichmanni, Eu. hirsti, G. (Walchia) chinensis, G. (W.) lupella, G. (W.) pacifica, G. (W.) parapacifica, L.(L.) deliense, L. (L.) striatum.[7]
3. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
3.1. Đặc điểm hình thể
3.1.1. Trứng:
Hình 10.1.Hình thể trứng mò[12]
Trứng hình tròn, thường có màu trắng hoặc vàng nhạt
3.1.2. Ấu trùng
Hình 10.2.Hình thể ấu trùng mò[14]
Cơ thể ấu trùng mò gồm hai phần: gồm đầu giả và thân (Hình 1.1).
Đầu giả (Gnathosoma) gồm: Kìm, pan; kìm gồm ngọn gốc kìm, và lông bao kìm. Pan gồm bốn đốt: đốt đùi, cẳng và đốt bàn; cuối đốt bàn có móng và lông. Trên các đốt pan đều có lông dó là một trong các đặc điểm sử dụng trong phân loại ấu trùng mò.
Thân mò (Idiasoma): Thân của ấu trùng là phần hình cầu sau đầu giả, kích thước và hình dạng phụ thuộc vào độ no, đói của ấu trùng và tùy từng loài. Chiều dài thân từ 200 -2000 µm, không được quá 2000 µm. Hình dạng thân thay đổi từ dài đến tròn, có hay không có chỗ thắt giữa.
Mặc dù có sự thay đổi về kích thước, nhưng trong phạm vi một loài hình dạng không thay đổi, lúc no cũng như lúc đói. Mặt lưng của thân có mai hay khiên lưng (scutum) và lông lưng. Mặt bụng có gốc đầu giả, các đốt hay các đốt hang (coxae) của các chân, lông ức (sternal seta), lông bụng (mòntral sea) và lỗ sinh dục (anus) (Hình 1.1).
3.1.3. Thiếu trùng và trưởng thành
Hình 10.3. Hình thể các giai đoạn thiếu trùng và trưởng thành của mò[13]
Thanh trùng và trưởng thành, cơ thể có hình số tám 8, phủ nhiều lông phân nhánh, có bốn đôi chân.
3.2. Vòng đời phát triển
Hình 10.4. Vòng đời phát triển của mò (Trombiculidae). (1) mò cái đẻ trứng; (2) ấu trùng ba chân; (3) thanh trùng giai đoạn 1; (4) thanh trùng giai đoạn 2; (5) thanh trùng giai đoạn 3[9]
Mò phát triển qua bốn giai đoạn chính: Trứng (egg), ấu trùng (larva), thanh trùng (nymph), trưởng thành (adult) và 3 giai đoạn phụ: thanh trùng giai đoạn 1 (protonymph), thanh trùng giai đoạn 2 (deutonympha) và thanh trùng giai đoạn 3 (tritonymph) (Hình. 1.2). Trứng được đẻ trên đất; mỗi ngày từ 1-7 trứng. Trứng phát triển thành tiền ấu trùng trong thời gian 4-7 ngày [1, 9].
Từ tiền ấu trùng đến ấu trùng diễn ra từ 8-10 ngày. ấu trùng rất nhỏ bé, chiều dài 200-2000 micron; chiều rộng 150-660 micron. Sau khi nở, ấu trùng bò trên cỏ hoặc những bụi cây thấp, đám lá mục để đợi vật chủ như chim, thú, bò sát hay người đi qua để bám vào ký sinh. Khi ký sinh trên người, mò chọn những nơi kín đáo, nơi quần áo bó sát da, thắt lưng, bẹn, nách. Vết đốt của mò có thể gây ngứa ngáy và dị ứng da. Một số loài mò truyền bệnh sốt mò (sốt phát ban bụi rậm) do Rickettsia tsutsugamushi ở châu Á và Tây Thái Bình Dương. ấu trùng bám vào da vật chủ để kiếm ăn trong thời gian từ 2 ngày đến 1 tháng, tùy theo từng loài (Rozeedaal, 1998). Sau đó chúng rơi xuống và chui vào đất nằm im không hoạt động trong 2-3 ngày; để phát triển sang nhộng thanh trùng cần 2 hoặc 3 ngày nữa. Sau đó 6-7 ngày nhộng thanh trùng nở ra thanh trùng (nymph), có 8 chân. Thanh trùng giống như mò trưởng thành về hình dáng ngoài, nhưng nhỏ hơn và chưa phân biệt đực, cái. Giai đoạn thanh trùng chiếm 20-26 ngày sau đó thêm 2-3 ngày nữa thì chuyển sang giai đoạn III thanh trùng (tritonymph). Sau 10 ngày tritonymph lột xác thành mò trưởng thành. Mò trưởng thành lớn hơn ấu trùng một tí, có màu đỏ sáng hay nâu đỏ [1, 9].
Thanh trùng và trưởng thành sống tự do trong đất, rác và các chất nền khác; thức ăn của chúng là nhộng và ấu trùng của các chân đốt khác [1, 9].
3.3. Tập tính
Mò đực sau 1-6 ngày xuất túi tinh ra môi trường có mùi hấp dẫn mò cái. Mò cái dùng chân đẩy túi tinh vào lỗ sinh dục. Sau 1 tuần mò cái đẻ trứng. Mò cái đẻ liên tục trong nhiều tháng, tổng cộng khoảng 500 trứng ở điều kiện 23-250C. Trung bình mỗi ngày mò đẻ 1-3 trứng. Sau 1-3 tuần trứng nở ra ấu trùng.Ấu trùng sống được khoảng 9 tháng. Mò có tính chọn lọc vật chủ ký sinh: mò ưa ký sinh ở động vật gặm nhấm, động vật ăn côn trùng. Mò cũng có thể ký sinh ở gà, chim, dơi và các loài bò sát [1, 9].
Ấu trùng mò cũng có tính chọn lọc vị trí ký sinh: ở chuột mò thường ký sinh trong lỗ tai, quanh mắt, quanh vú. ở người, mò thường ký sinh ở nách, rốn, bẹn... Nói chung ấu trùng mò có xu hướng thích ký sinh ở nơi da mềm, ẩm của vật chủ. Ấu trùng mò ưa vật thể màu đen, nơi có ánh sáng và CO2 [1, 9].
Cách ăn của ấu trùng mò: ấu trùng cắm vòi vào da vật chủ, tiết men theo nước bọt làm tan rữa mô của vật chủ tạo thành một ống dẫn, trong có chứa dịch lỏng của mô, máu và nước bọt. Mò hút chất dịch đó vào dạ dày, rồi lại tiết nước bọt ra theo ống dẫn làm phá huỷ sâu hơn tổ chức, mô của vật chủ. Nơi bị ký sinh lúc đầu là một sẩn tịt có đường kính 3-6 mm, sau đó hình thành bọc nước ở giữa, xung quanh tấy đỏ, đau, ngứa, khó chịu. Cuối cùng bọc nước vỡ ra để lại một vết loét đặc hiệu có giá trị chẩn đoán bệnh. ấu trùng mò chỉ ký sinh ở vật chủ 1 lần, ăn cho đến no mới rời vật chủ [1, 9].
Hình 10.5.Ấu trùng mò hút máu vật chủ [15]
4. VAI TRÒ Y HỌC
4.1. Truyền bệnh sốt mò [16]
Ca bệnh lâm sàng: Ủ bệnh, trung bình 8-12 ngày (6 đến 21 ngày); Lúc đầu tại nơi ấu trùng mò đốt có một nốt phỏng nước bằng hạt đỗ, không đau, bệnh nhân thường không chú ý; sau 1 số ngày nung bệnh, bệnh phát ra với những triệu chứng sau:
Sốt ≥ 38 - 400C, liên tục, kéo dài 15-20 ngày thậm chí tới 27 ngày nếu không điều trị; Có khi rét run 1-2 ngày đầu kèm theo sốt thường có nhức đầu nặng, đau mỏi cơ.
Nốt loét đặc trưng (điển hình của Sốt mò): thường ở vùng da mềm, ẩm, như bộ phận sinh dục, vùng hạ nang, hậu môn, bẹn, nách, cổ…, đôi khi ở vị trí bất ngờ trong vành tai rốn, mi mắt (dễ nhầm với lẹo mắt); đặc điểm của nốt loét: không đau, không ngứa; người bệnh thường chỉ có một nốt hiếm có 2-3 nốt; hình tròn/bầu dục đường kính 1mm đến 2 cm; nốt phỏng ban đầu phát triển dần thành dịch đục trên một nền sẩn đỏ, sau 4 - 5 ngày vỡ ra thành một nốt có vẩy nâu nhạt hoặc sẫm tùy vào vùng da mềm hay cứng và độ non hay già của nốt loét; sau một thời gian, vẩy bong để lộ nốt loét đáy nông, hồng nhạt, không mủ, không tiết dịch, bờ viền hồng đỏ hoặc thâm tùy theo bệnh đang phát triển hay đã lui; từ khi hết sốt nốt loét liền dần; nốt loét gặp ở 65 - 80% các trường hợp.
Hạch và ban dát sẩn: Hạch khu vực nốt loét thường hơi sưng và đau, không đỏ, vẫn di động, xuất hiện cùng với sốt hoặc sau 2 - 3 ngày, là chỉ điểm tìm nốt loét; Hạch toàn thân sưng đau nhẹ hơn, trừ những ca nặng. Ban dát sẩn mọc cuối tuần thứ nhất đầu tuần thứ hai, mọc khắp người, trừ lòng bàn tay bàn chân, tồn tại vài giờ đến 1 tuần, thưa hơn so với sốt Dengue cổ điển, khoảng 35 - 70% số bệnh nhân xuất hiện ban, tùy thời điểm bệnh nhân được khám; đôi khi có đốm xuất huyết (dưới 10%). Trong mấy ngày đầu, da và niêm mạc xung huyết ở đa số các trường hợp (khoảng 88%)
Tiêu chuẩn xác định bệnh:
Chỉ cần 1 tiêu chuẩn lâm sàng
+ Sốt, vết loét đặc trưng,+/- hạch sưng đau, ban dát sẩn, bạch cầu 4.000 - 12.000, Lympho bình thường hoặc tăng, máu lắng tăng.
+ Chỉ tiêu bắt buộc: phải có vết loét đặc trưng
Nếu không có vết loét đặc trưng, bắt buộc phải có một test sau đây dương tính: test IgM ELISA (xét nghiệm hấp phụ miễn dịch gắn men); hoặc test IFA (Xét nghiệm kháng thể miễn dịch huỳnh quang gián tiếp); hoặc test IIP (Xét nghiệm kháng thể miễn dịch peroxidase gián tiếp); riêng test nhanh RFA (Xét nghiệm thẩm thấu nhanh) chỉ có giá trị phát hiện định tính IgM, IgG, cho kết quả sau 15 phút, đọc bằng mắt thường, có thể dùng ở xã và thực địa. Một số xét nghiệm khác có giá trị nhưng phức tạp, chủ yếu dùng ở Viện nghiên cứu: phân lập Orientia tsutsugamushi; nhuộm soi kính hiển vi điện tử phát hiện vi khuẩn ở tế bào nuôi cấy; phản ứng PCR (phản ứng nhân chuỗi men polymerase).
Phản ứng Weil-Felix với kháng nguyên OXK, độ nhạy và độ đặc hiệu không cao nhưng rẻ tiền, vẫn có thể dùng ở tuyến huyện.
Test điều trị thử: để giải quyết sớm bệnh nhân nên dùng thử Tetracycline hay Chlorocid, chỉ có giá trị chẩn đoán nghi ngờ.
Tác nhân gây bệnh: Mầm bệnh là Orientia tsutsugamushi (còn tên R.orientalis, hoặc R.tsutsugamushi), ký sinh nội bào bắt buộc, bắt màu Giemsa 2 cực đậm, dài 1,2 - 3 mm, rộng 0,5-0,8 mm, hình cầu hoặc cầu trực khuẩn, xếp thường thành đám mầu tím đỏ, dưới kính hiển vi điện tử có màng bọc.
Hình 10.6. Chu trình dịch tễ học của bệnh sốt mò. O. tsutsugamushi tồn tại ở giai đoạn mò trưởng thành và mò thanh trùng (3-6) và mò lan truyền cho các các thế hệ sau qua lan truyền dọc (1-2) [9].
Ổ chứa: O. tsutsugamushi có 2 ổ chứa trong thiên nhiên là mò và gặm nhấm - thú nhỏ.
+ Ổ chứa nguồn truyền nhiễm chủ yếu là mò nhiễm O. tsutsugamushi: mò có khả năng truyền mầm bệnh cho các loài gặm nhấm và thú nhỏ, truyền dọc mầm bệnh qua trứng sang đời sau; truyền ngẫu nhiên mầm bệnh sang người.
+ Ổ chứa thứ yếu có vai trò nguồn truyền nhiễm không đáng kể là gặm nhấm - thú nhỏ: khả năng nhiễm mầm bệnh từ gậm nhấm/thú nhỏ vào ấu trùng mò thường thấp, mầm bệnh nhiễm vào thường không nhân lên được mò và sau đó không được truyền sang người hoặc thú nhỏ khác vì ấu trùng mò chỉ đốt hút máu 1 lần trong đời.
Phương thức lây truyền: Sốt mò là bệnh truyền sang người qua ấu trùng mò; như vậy mò vừa là vật chủ vừa là véc tơ truyền bệnh; người bị nhiễm bệnh khi bị ấu trùng mò đốt. Người bệnh không có khả năng truyền bệnh sang người khác
Điều trị: Điều trị bệnh nhân bằng Tetracycline 2 gam/ngày đầu,và 1 gam/24 giờ ngày sau, tới khi cắt sốt 2-3 ngày, tổng liều 6-7 gam; hoặc Doxycycline 100-200 mg/24 giờ, tiếp theo 100 mg/24giờ những ngày sau; hoặc Chlorocid nếu Tetracycline chống chỉ định; khi can thiệp sớm (trong 3 ngày đầu), sau 6 ngày nghỉ thuốc, nên chỉ định đợt II trong 3-4 ngày, để chặn tái phát; khử trùng, tẩy uế hàng ngày và lần cuối không có ý nghĩa cắt lây lan; thu dung: thể thông thường điển hình tại bệnh xá; thể nặng có biến chứng tại Bệnh viện; tiêu chuẩn ra viện: hết sốt 7 ngày, ổn định.
4.2. Viêm da do mò
Viêm da do mò gây ra có nhiều tên gọi khác nhau như: Trombiculiasis, trombiculosis, trombidiosis, chigger dermatitis, scrub itch, hoặc seasonal dermatitis. Nó gây ra phản ứng dị ứng ở da do nước bọt của mò tiết ra khi đốt người.
Hình 10.7. Viêm da do mò đốt [17]
Hơn 3.000 loài mò đã được biết, nhưng khoảng 15 loài thường xuyên đốt người và vật nuôi gây ra phản ứng ở da. Các loài được xem là nguyên nhân gây viêm da thường gặp nhất là E. alfreddugesi ở châu Mỹ, N. autumnalis ở châu Âu, Eu. batatas ở Nam Mỹ, và Eu. wichmanni ở khu vực Đông Nam Á, Úc, và các đảo Thái Bình Dương [10].
4.3. Những bệnh khác ở người liên quan đến mò
Ngoài viêm da, mò còn liên quan đến một số bệnh khác như hội chứng dương vật mùa hè (hay còn gọi là Lions Mane Penis = Dương vật bờm sư tử). Là hội chứng phản ứng quá mẫn cấp tính do mò đốt thường xuất hiện theo mùa. Hay gặp ở bé trai có tiền sử bị mò đốt hay bị phơi nhiễm với mò, và có biểu hiện bộc phát nhanh chóng với đặc điểm phù và ngứa da dương vật. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân và mùa hè ở các vùng khác nhau của Hoa Kỳ [11].
Một ví dụ khác cũng là trường hợp duy nhất do loài mò N. Autumnalis gây viêm kết mạc cho một phụ nữ, được báo cáo ở Vương quốc Anh [12]. Bệnh nhân đã trải qua 2 tuần với biểu hiện đau rát, gan góc, mắt trái đỏ, nhỏ mắt bằng dung dịch paraffin mà không bớt. Khi thăm khám, kết mạc của bệnh nhân hơi đỏ và thị lực bình thường. Quan sát kỹ hơn thì tìm thấy một con mò đang ký sinh ở lề mí mắt bên trái.
5. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
5.1. Diệt mò, tiêu hủy ổ mò và bảo vệ cá nhân.
Ở những nơi có lưu hành sốt mò nặng, ổ mò hình thành có thể nhiều, không thể cùng lúc diệt nhiều ổ được. Bởi vậy cần phát hiện và diệt trước tiên những ổ mò có liên quan nhiều đến hoạt động của người như xung quanh làng bản, doanh trại quân đội, cơ quan, bến tàu xe, tăng gia vv...
5.2. Cải tạo môi trường:
Phát quang bờ bụi, quét nạo sạch mùn đất, rác rưởi, làm nơi đó trở nên kho ráo, san bằng những chổ mấp mô, nện chặt những nơi khẽ đất vv.. mặt khác, đẩy mạnh công tác diệt chuột và các vật chủ của mò.
5.3. Sử dụng hóa chất diệt mò:
Diệt mò trên đất, trong hang ổ súc vật, trên những bãi cỏ, bụi rậm, thuốc có hiệu quả nhất là hóa chất thuộc nhóm pyrethroid (Permethrin, Deltamethrin, γ-cyhalothrin, λ-cypermethrin) bằng phun tồn lưu.
5.4. Bảo vệ cá nhân:
Tuyệt đối không nằm đất, sàn phải cao ít nhất 0.40m
Không phơi, treo quần áo trên cỏ nhất là khi tắm suối, sông.
Phải đi dày, thắt ống quần áo khi đến khu vực có nhiều mò; Không ngồi bệt xuống đất bãi cỏ.
Không mặc quần đùi, áo cộc khi làm việc đi lại trong rừng, nên bôi hóa chất xua côn trùng lên những chỗ da hở: DMP, DETA. Trong những điều kiện phải thường xuyên tiếp xúc với vùng nhiễm mò, cách tốt nhất là tẩm quần áo bằng hóa chất và cho quần vào trong tất. Quần áo có thể tẩm bằng một hoặc hợp chất của các chất xua với một hóa chất thuộc nhóm pyrethroid (permethrin, cyfluthrin).
Hàng ngày vào buổi chiều nên giũ, phủi quần áo cho sạch mò lấy khăn ướt lau nách bẹn và toàn thân, nếu thấy nốt loét phải điều trị dự phòng khẩn cấp.
6. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐIỀU TRA
Thu thập mò trên chim thú hoang dại và động vật nuôi: Vật chủ bắt được có thể gây mê hoặc để sống nếu là động vật nuôi, vạch lông con vật tìm nốt mò ký sinh, chú ý vùng hậu môn, tai (nếu là thú) chú ý vùng mắt, quanh mỏ, tai, vùng bụng kẻ chân. Nếu thấy mò ta dùng kim mũi mác hoặc que tre vuốt mỏng vớt mò, hoặc dùng kéo cong cắt chỗ có mò bỏ vào tube nút bông lại chờ khi mò bò ra thì bắt bỏ vào tuýp cồn ghi nhãn, ghi vào mẫu phiếu điều tra.
Rác hay đất mùn, xúc khỏang 50 gram đất hay rác cho vào khay men trắng, gạt nhẹ từng lớp mỏng nếu thấy mò, dùng que tre vót mỏng hay kim mũi mác vớt bỏ vào tuýp cồn 700 ngâm, ghi nhãn (thời gian, địa điểm thu thập, vật chủ), vào sổ điều tra, nếu bắt trên bãi cỏ, trong vườn, nền nhà…dùng tấm plastic (đĩa máy hát) đăt sát mặt đất, sau 3 giờ đồng hồ kiểm tra thu thập mò 1 lần (vào ban ngày), sau 12 giờ đồng hồ kiểm tra thu thập mò (vào ban đêm).
7. HÌNH ẢNH MỘT SỐ LOÀI MÒ
TÀILIỆUTHAMKHẢO
Nguyễn Văn Châu, Đỗ Sĩ Hiển, Nguyễn Thu Vân (2007), Họ Mò đỏ Trombiculidae - Acarina, Bọ chét Siphoapter. Độngvậtchí ViệtNam. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, Tập 16, 306
Nguyễn Văn Châu, Đỗ Thị Hiền, Nguyễn Thị Kha, Phùng Xuân Bích, Nguyễn Thị Bích Liên, Nguyễn Thị Hương Bình, Lê Anh Thơ, Lê Tấn Kiệt. (2008), “Kết quả điều tra chân đốt y học tại khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ”. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng. 3, Tr. 61-68.
Nguyễn Văn Châu, Lê Thành Đồng, Nguyễn Thị Bích Liên, Phùng Xuân Bích, Bùi Thị Ánh Sáng, Mai Văn Thắng (2011), “Thành phần loài động vật chân đốt y học và độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt xuất huyết tại Huyện đảo Phú Quốc - Kiên Giang”. Kỹ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Y học, Tr. 215 - 221.
Nguyễn Văn Châu. (2017), “Các loài động vật chân đốt ký sinh đã phát hiện ở Việt Nam”. Hội nghị côn trùng toàn quốc, lần thứ 9, Tr. 770 - 782.
Vũ Đức Chính, Hồ Đình Trung, Nguyễn Đức Mạnh, Nguyễn Văn Châu, Nguyễn Thị Bạch Ngọc, Nguyễn Thị Kha, Trần Nguyên Hùng, Nguyễn Mạnh Hùng, Võ Việt Dũng, Bảo Bôn (2006), Kết quả điều tra đa dạng tiết túc y học tại Côn Đảo. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng. 4, Tr. 66-74.
Lê Thành Đồng, Trần Nguyên Hùng, Trần Thị Kim Hoa, Mai Đình Thắng, Đoàn Bình Minh. (2015), “Nghiên cứu thành phần loài và phân bố một số nhóm ngoại ký sinh tại một số điểm”. Tạp chí Y học dự phòng, số đặc biệt, Tr. 289-298.
Lê Thành Đồng và cộng sự 2018, Xác định thành phần loài, sự lưu hành tác nhân gây bệnh và đề xuất quy trình giám sát một số loài chân đốt y học ở khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng
Hồ Đình Trung, Nguyễn Văn Châu, Nguyễn Thị Hương Bình và ctv (2006), “Đa dạng sinh học của các chân đốt y học ở vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và vườn Quốc gia Cát Tiên”. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng. 1, Tr. 56 - 70.
A. F. Azad. (1986). Mites of public health importance and their control. World health organization. [4]
Arlian LG. Chiggers and Other Disease-Causing Mites. In: Resh VH, Cardé RT (ed.). Encyclopedia of Insects. Second edition. Elsevier; 2009. p152–156. [5]
Smith G, Sharma V, Knapp J, Shields B. The summer penile syndrome: seasonal acute hypersensitivity reaction caused by chigger bites on the penis. Pediatr Emerg Care. 1998; 14(2):116–118. [6]
Parcell BJ, Sharpe G, Jones B, Alexander CL. Conjunctivitis induced by a red bodied mite, Neotrombicula autumnalis. Parasite 2013; 20(25). [8]
https://extension.umd.edu/hgic/chiggers
http://www2.vetagro-sup.fr/etu/dermato/morphologie/trombi_mo.htm
http://thebugguyokc.com/2017/09/06/pest-control-okc-answers-questions-chiggers/
http://vncdc.gov.vn/vi/danh-muc-benh-truyen-nhiem/1124/benh-sot-mo
https://homeremediesforlife.com/chigger-bites/
http://parasitol.kr/journal/view.php?number=2235
https://www.sciencedaily.com/releases/2015/10/151005095736.htm
https://www.merckvetmanual.com/multimedia/v14456606
https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Neotrombicula_larval_mite.jpg
https://www.esccap.fr/par-fiches/trombicula-autumnalis.html