ĐIỂM TIN Y TẾ TUẦN 13

TIN Y TẾ NỔI BẬT TRONG TUẦN

Dịch tả lợn châu Phi tiếp tục bùng phát ra nhiều địa phương.

Dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, lây lan nhanh trên loài lợn, tỷ lệ chết lên đến 100%. Bệnh không lây nhiễm và gây bệnh ở người; không gây bệnh cho các loài động vật khác. Từ năm 2017 đến tháng 2/2019, 20 quốc gia báo cáo ghi nhận bệnh dịch.

Riêng tại Việt Nam, tính đến 18/3 Thừa Thiên Huế là tỉnh thứ 19 phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi. Trước đó ngày 1/2/2019, Hưng Yên là địa phương đầu tiên của Việt Nam có lợn nhiễm virus, các tỉnh thành còn lại gồm: Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Điện Biên, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An. Trong nội bộ các tỉnh thành cũng đang có sự gia tăng ổ dịch ở các địa phương.

TIN Y TẾ QUỐC TẾ

Nhân ngày thế giới phòng chống lao

Dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, lây lan nhanh trên loài lợn, tỷ lệ chết lên đến 100%. Bệnh không lây nhiễm và gây bệnh ở người; không gây bệnh cho các loài động vật khác. Từ năm 2017 đến tháng 2/2019, 20 quốc gia báo cáo ghi nhận bệnh dịch.

Kể từ năm 2000, trên thế giới đã có hơn 54 triệu người được chữa khỏi và số ca tử vong do lao đã giảm 1/3. Tuy nhiên, vẫn có 10 triệu người bị bệnh lao mỗi năm. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ban hành một số khuyến nghị mới để đẩy nhanh tiến độ tiến tới loại trừ bệnh lao, đặc biệt đối với bệnh lao đa kháng thuốc (MDR-TB) trước ngày thế giới phòng chống lao (24/3/2019).

Chủ đề của ngày thế giới phòng chống lao năm nay: “Đã đến lúc chấm dứt bệnh lao”

Gói chương trình được WHO thiết kế để giúp các quốc gia thu hẹp khoảng cách trong việc chăm sóc các bệnh nhân, đảm bảo không ai bị bỏ rơi. Các yếu tố chính bao gồm:

  • Khung trách nhiệm để phối hợp hành động giữa các ngành, theo dõi và xem xét tiến độ thực hiện.
  • Một bảng dữ liệu điện tử về hệ thống giám sát bệnh lao để giúp các quốc gia biết thêm về dịch bệnh của mình.
  • Hướng dẫn về việc lập kế hoạch ưu tiên và thực hiện các can thiệp bệnh lao dựa trên phân tích các cách tiếp cận dịch vụ chăm sóc của bệnh nhân.
  • Hướng dẫn mới của WHO về kiểm soát nhiễm khuẩn và điều trị dự phòng lao.

Việt Nam hiện vẫn nằm trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới, đứng thứ 16 về số người mắc lao cao và đứng thứ 15 gánh nặng lao kháng đa thuốc. Trong đó, 64% bệnh nhân lao thường và 98% bệnh nhân lao kháng thuốc phải chịu gánh nặng chi phí thảm họa, tức là phải tiêu tốn >20% thu nhập của cả hộ gia đình trong một năm do mắc lao. 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động. Vì vậy, lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung.

Ban Biên tập website Viện

Sponsor links (Provided by VIEPortal.net - The web cloud services for enterprises)
Thiết kế web, Thiết kế website, Thiết kế website công ty, Dịch vụ thiết kế website, Dịch vụ thiết kế web tối ưu, Giải pháp portal cổng thông tin, Xây dựng website doanh nghiệp, Dịch vụ web bán hàng trực tuyến, Giải pháp thương mại điện tử, Phần mềm dịch vụ web, Phần mềm quản trị tác nghiệp nội bộ công ty,