VĂN BẢN PHÁP LÝ, CHỈ ĐẠO
1. Tổ chức hoạt động vận tải hành khách bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19
Nhằm mục đích vừa bảo đảm phục hồi sản xuất kinh doanh, nhu cầu đi lại của người dân, vừa bảo đảm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện hỏa tốc số 1322/CĐ-TTg ngày 11/10/2021 về việc tổ chức hoạt động vận tải hành khách bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Yêu cầu các địa phương rà soát, điều chỉnh và thực hiện nghiêm chỉ đạo tại Thông báo số 263/TB-VPCP ngày 8/10/2021. Bộ GTVT và Bộ Y tế sẽ giám sát, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện của các địa phương; chấn chỉnh và xử lý theo thẩm quyền các trường hợp thực hiện chưa đúng quy định; đồng thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý đối với trường hợp vượt thẩm quyền.
Chi tiết Công điện số 1322/CĐ-TTg ngày 11/10/2021.
TIN Y TẾ NỔI BẬT TRONG TUẦN
1. Không sử dụng xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 sai mục đích
Theo Bộ Y tế, trong thời gian qua đã ghi nhận một số người dân và đơn vị xét nghiệm triển khai xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh để định lượng kháng thể. Tuy nhiên, hiện Tổ chức Y tế thế giới chưa đưa ra khuyến cáo về ngưỡng đáp ứng bảo vệ đối với virus SARS-CoV-2. Bên cạnh đó, việc xét nghiệm huyết thanh học phát hiện kháng thể không sử dụng để xác định đang nhiễm virus và không giúp xác định hiệu quả bảo vệ đối với bệnh COVID-19, chủ yếu phục vụ trong nghiên cứu, đánh giá dịch tễ, điều trị.
Do đó, để sử dụng hiệu quả, đúng mục đích nguồn lực xét nghiệm trong phòng chống dịch, Bộ Y tế đề nghị thủ trưởng các đơn vị khẩn trương chỉ đạo các đơn vị liên quan, các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur hướng dẫn Sở Y tế các tỉnh, thành phố tiếp tục lựa chọn kết hợp các phương pháp xét nghiệm phù hợp, ưu tiên tập trung vào công tác phát hiện sớm ca mắc COVID-19 và triển khai phòng chống dịch kịp thời.
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị liên quan về việc không sử dụng xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 sai mục đích, không cần thiết, gây tốn kém và có thể gây tâm lý chủ quan trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, tăng cường công tác truyền thông cho người dân và đơn vị xét nghiệm về lợi ích và giá trị chẩn đoán của các phương pháp xét nghiệm.
2. Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 839,662 ca mắc COVID-19, đứng thứ 41/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.529 ca nhiễm).
Riêng đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 835,036 ca, trong đó có 779,382 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 12 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (410,128), Bình Dương (222,082), Đồng Nai (54,989), Long An (33,303), Tiền Giang (14,541).
Về tình hình điều trị, ngày 10/10 21,398 người nâng tổng số ca được điều trị khỏi đến nay lên 782,199.
Về tình hình tử vong, tổng số ca tử vong so COVID-19 trong nước tính đến hiện tại là 20,555 ca, chiếm 2.4% so với tổng số ca nhiễm. So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Về tình hình xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 20,074,468 mẫu cho 55,969,267 lượt người.
Về tình hình tiêm chủng, theo số liệu thống kê từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, đến ngày 10/10 cả nước đã thực hiện tiêm tổng cộng 53,231,969 liều vaccine. Trong đó, có 38,259,436 mũi 1 và 14,972,533 mũi 2.
TIN Y TẾ QUỐC TẾ
1. Diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới
Tính đến hết ngày 10/10, tổng số ca nhiễm Covid-19 trên thế giới 238,647,343 triệu ca mắc trong đó có 4,867,211 ca tử vong. Số bệnh nhân bình phục đã đạt 215,838,073 người, 17,942,059 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 82,517 ca nguy kịch.
Tính từ đầu đại dịch, Mỹ vẫn là quốc gia có số ca mắc và tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới với trên 45,204,373 triệu ca mắc và khoảng 733,575 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 33,971,293 triệu ca mắc, trong đó khoảng 450,814 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 21,575,820 triệu ca mắc và khoảng 601,047 ca tử vong.
Indonesia, Philippines và Malaysia là ba quốc gia có số ca mắc cao trong khu vực Đông Nam Á. Số ca mắc tại Indonesia hiện là 4,227,932 người, trong đó có 142,651 ca tử vong. Philippines ghi nhận tổng cộng 2,666,562 ca mắc, bao gồm 39,624 ca tử vong. Trong khi đó, Malaysia xếp thứ ba với 2,339,594 ca mắc và 27,329 ca tử vong.
Ban Biên tập website Viện