Hiện nay, dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) tại khu vực Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung đang có xu hướng gia tăng cao số ca mắc, ca chết. Tuy nhiên, công tác phòng, chống dịch bệnh SXHD còn gặp những khó khăn như sau:
1. Khó khăn về phòng chống vector:
- Hiệu quả các biện pháp diệt bọ gậy/lăng quăng không triệt để do một số lý do sau:
- Hoạt động giám sát côn trùng tại các địa phương thực hiện không thường xuyên, liên tục dẫn đến việc không cảnh báo trước được khả năng bùng phát dịch tại các địa phương. Do thiếu nhân lực y tế cơ sở nên việc duy trì hoạt động giám sát côn trùng không thực hiện đúng quy định.
- Biện pháp phun hóa chất:
- Về nhân lực: Khó khăn lớn nhất của ngành y tế hiện nay là thiếu lực lượng y tế cơ sở khi triển khai các hoạt động phòng chống dịch SXHD. Sau cao điểm dịch bệnh Covid-19, hàng loạt nhân viên y tế cơ sở nghỉ việc đã gây không ít khó khăn cho hoạt động phòng, chống SXHD tại cộng đồng. Cán bộ chuyên trách tuyến huyện, tuyến xã phải đảm nhận nhiều chương trình, áp lực công việc lớn.
2. Quản lý ca bệnh
- Ca bệnh SXHD thường được phát hiện trễ khi đến khám tại cơ sở y tế, sẽ dẫn đến tình hình trạng dịch lan rộng ra trong cộng đồng, gây khó khăn trong việc khoanh vùng xử lý ổ dịch. Bên cạnh đó bệnh nhân vào bệnh viện đã chuyển nặng khiến cho công tác điều trị gặp khó khăn nên số ca tử vong tăng cao.
- Xử lý ổ dịch SXHD phải được triển khai thực hiện nhanh song song với các biện pháp tổ chức điều trị bệnh nhân. Tuy nhiên thực tế thì việc xử lý ổ dịch trong vòng 48 giờ kể từ khi xác định ổ dịch theo quy định là quá trễ.
3. Các vấn đề về nhạy cảm/ kháng hóa chát của vector
Hóa chất diệt côn trùng đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống véc tơ truyền bệnh SXHD. Tuy nhiên, sau nhiều năm sử dụng muỗi tăng khả năng thích ứng với hóa chất diệt côn trùng, có nhiều nơi đã kháng, đó là nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng hóa chất không đạt hiệu quả như mong muốn. Theo kết quả giám sát tính nhạy/kháng của muỗi Aedes đối với hóa chất đang được sử dụng trong PC SXHD hiện nay giai đoạn 2019 – 2021 thì hầu hết các mẫu thử nghiệm muỗi đã kháng với hóa chất (ngoại trừ hóa chất Malathion 5% là còn nhạy với giống muỗi Aedes).
4. Các vấn đề về chỉ đạo, huy động cộng đồng
- Hoạt động của Ban chỉ đạo PC SXHD tại nhiều địa phương, ở tất cả các tuyến có hoạt động nhưng đa số chưa mang tính thường xuyên. Hiệu quả trong các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết tại các tuyến là chưa cao. Một phần nguyên nhân là do y tế các cấp tập trung nhiều vào phòng chống dịch Covid-19.
- Truyền thông huy động cộng đồng cùng tham gia phòng chống SXHD chưa đạt hiệu quả. Sự chủ quan và thiếu tinh thần tự giác cũng như việc không duy trì thường xuyên các hoạt động phòng chống bệnh SXHD tại gia đình, cộng đồng của không ít người dân hiện đang được xem là một trong những trở ngại lớn trong công tác phòng chống bệnh SXHD. Có không ít người dân xem việc phòng chống SXHD là nhiệm vụ mà ngành Y tế phải tự đảm đương nên thiếu sự chủ động tham gia vào các hoạt động phòng chống do ngành Y tế phát động.
5. Kinh phí chống dịch:
Theo thông tư “26/2018/TT-BTC quy định việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020” đã không còn phù hợp. Tuy nhiên đến nay Bộ Tài Chính vẫn chưa có ban hành thông tư hay hướng dẫn mới về việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách nhà nước thực hiện chương trình Y tế - Dân số, gây khó khăn cho các tổ chức tham gia phòng chống SXH trong việc sử dụng nguồn kinh phí chống dịch hiện nay.
6. Đề xuất biện pháp xử lý
Ngoài các biện pháp/hoạt động thường quy, nên chăng phát động tuần lễ diệt bọ gậy SXHD, toàn dân, toàn diện ở tất cả các địa phương đồng loạt thực hiện các biện pháp diệt bọ gậy. Loại bỏ hoặc giảm bọ gậy, giảm muỗi truyền bệnh, từ đó giảm mắc SXHD, giảm tử vong và tất cả các vấn đề về điều trị.
ThS. Mai Đình Thắng, ThS. Phạm Thị Nhung.